Cưới xin, tiền đâu mua vàng?
Đắn đo mua vàng cưới
Theo phong tục của người Việt, khi tổ chức đám cưới, cô dâu, chú rể thường được người thân tặng vàng nhẫn hay vàng miếng, vừa là món quà kỷ niệm, vừa là của cải làm vốn cho đôi uyên ương.
Việc giá vàng tăng phi mã trong thời gian qua khiến cho không ít cặp đôi, gia đình sắp có đám cưới phải lo lắng, nhất là những người đã được người thân hoặc bạn bè trước đây cho vay vàng và bây giờ khi họ có việc thì phải trả lại bằng vàng. Đắn đo mua vàng mừng cưới là tâm trạng của nhiều người.
Chỉ còn 3 tuần nữa chị Huỳnh Thị Thanh Tân (phường Trường Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCM) sẽ tổ chức đám cưới. Dù đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng và dự trù các khoản chi phí, nhưng khi chị chưa kịp mua vàng thì giá đã tăng phi mã. Là người gốc miền Tây nên vàng thách cưới là tục lệ rất quan trọng, nay do biến động của thị trường và điều kiện gia đình nhà trai có hạn, hai họ đã phải bàn bạc lại.
Anh Lê Đình Minh Sơn (phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết dù đã có sự chuẩn bị về tài chính cho đám cưới của mình vào tháng 9 tới, nhưng với giá vàng hiện nay thì việc lựa chọn nhẫn cưới phải thay đổi so với dự định ban đầu. Thay vì tới các cửa hàng vàng mua nhẫn, anh thường xuyên truy cập vào các trang thương mại điện tử để săn những deal khuyến mại.
Với hầu hết người già, việc mua vàng tích trữ để tặng con cháu ngày cưới dường như là một điều tất yếu. Các cụ lại công bằng, cháu nào cũng phải giống nhau. Vì thế, việc giá vàng tăng cao làm các cụ ông, cụ bà có nhiều con cháu "đau đầu".
Giá vàng tăng cao, người dân phải đắn đo khi mua vàng cưới cho người thân, khiến cho lượng đơn đặt hàng vàng làm quà cưới tại các tiệm vàng trang sức giảm đi đáng kể.
Giá vàng cao ngất, nhiều người… thuê vàng để cưới
Hiện nay, nhiều nơi ở Việt Nam, tục thách cưới còn khá nặng nề. Trong đám cưới, không hiếm gia đình vẫn coi trọng phần "lễ đen". Rất nhiều gia đình muốn thể hiện giá trị của đàng gái trước khách mời trong ngày trọng đại của con trẻ nên thách cưới cao bằng tiền hoặc vàng. Đó sẽ là gánh nặng nếu gia đình nhà gái thách cưới quá mức và nhà trai không thể đáp ứng. Nhưng vì sĩ diện và tự trọng, sẽ có rất nhiều gia đình đi vay mượn cho đủ phần sính lễ để rồi sau đó lại phải cày cuốc để trả nợ.
Thời gian gần đây, giá vàng tăng cao, ngày càng có nhiều cặp đôi chuẩn bị cưới đã chọn phương án đi thuê trang sức thay vì mua để tiết kiệm chi tiêu, với chi phí thuê chỉ 10 - 20% giá trị thực của sản phẩm.
Theo khảo sát của phóng viên tại một cửa hàng kinh doanh trang sức, mỗi bộ trang sức bao gồm 1 vòng cổ hoặc 1 kiềng, lắc tay, 2 bông tai, 1 nhẫn có giá thuê từ 500.000 đến 8 triệu đồng cho 2 đêm 3 ngày, tùy vào chất liệu và kiểu dáng. Để thuê, khách hàng phải đặt cọc số tiền bằng đúng giá trị của bộ sản phẩm đó.
Giá vàng lập đỉnh, nhiều gia đình làm đám cưới cho con tìm cách hài hòa giữa nghi lễ của đám cưới và kinh tế gia đình. Chị Vũ Thị Thu Liễu, chủ tiệm vàng trên phố Hàng Bạc cho biết có nhiều khách hàng ngại chi khoản lớn khi giá vàng đang cao nên muốn tìm các dịch vụ cho thuê mượn vàng cưới để hoàn thành hôn sự cho con.
Theo chị Liễu, có nhiều lý do dẫn đến việc thuê vàng, trang sức để làm đám cưới. Ngoài những nhân vật chính như cô dâu chú rể, bố mẹ 2 bên thì những nhân vật không phải là chính yếu trong ngày cưới như họ hàng cô dâu và chú rể, hay thậm chí là những người đi dự tiệc cưới cũng đều có nhu cầu làm đẹp với phụ kiện trang sức. Với họ, bỏ ra một khoản tiền lớn mua vàng, ngọc để đeo đi ăn cưới vào thời buổi giá vàng leo thang từng ngày thì quá lãng phí, vì thế cũng nên đi thuê.
Nhiều người cho rằng nếu điều kiện kinh tế eo hẹp, người thuê cũng nên tính toán kỹ lưỡng, không nên thuê những gói tới gần chục triệu đồng. Bởi lẽ, với 8 - 10 triệu đồng, khách đã có thể mua được những bộ nhẫn khá đẹp cả về kiểu dáng và chất liệu.
Tình yêu đâu cần vàng bạc mới hạnh phúc
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, hiện nay, nhiều người đang bị phụ thuộc vào vật chất mà không chú trọng ý nghĩa tinh thần của lễ cưới khi thách cưới bằng vàng quá cao. Bởi thế, họ khiến con gái của mình trở thành sản phẩm của "chợ búa" chứ không còn là câu chuyện tình yêu thiêng liêng.
Khi nhà trai không có điều kiện, họ sẽ phải chạy vạy khắp nơi vay tiền mua vàng đáp ứng yêu cầu của nhà gái hoặc mượn của họ hàng để trình lễ rồi sau đám cưới thu lại trả cho người ta. Nếu gia đình nhà trai có mang nhiều vàng làm sính lễ thì tốt, còn không cũng đừng nên thách cưới để chạy theo việc... khoe của.
Có 15 năm nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam, Tiến sĩ Đinh Đức Tiến, giảng viên trường Đại học KHXH&NV, cho rằng một đám cưới văn minh, hiện đại là lễ vừa đủ, có sự chia sẻ, chúc mừng cho nhau, hướng đến sự bền vững trong tình yêu, cuộc sống hôn nhân chứ không phải chạy theo vàng, tiền.
Tiến sĩ Đinh Đức Tiến cho biết hiện nay, có nhiều đám cưới, nhà gái thách cưới quá cao bởi cho rằng giá trị của con gái mình sẽ được định vị thông qua giá trị những sính lễ do nhà trai mang tới như tiền, vàng, bất động sản… Tuy nhiên, trên thực tế, đã có nhiều đám cưới đã bị đổ bể trước ngày dự định tổ chức vì lý do nhà trai không đáp ứng đủ sính lễ. Theo Tiến sĩ Đinh Đức Tiến, nên xem xét đến hoàn cảnh của hai bên gia đình để tổ chức đám cưới cho phù hợp, tránh trường hợp đẩy cho một trong hai phía vào thế khó xử hoặc bị rơi vào tâm lý mặc cảm, tự ti. Một đám cưới được tổ chức theo đúng truyền thống, giảm đi các yếu tố vật chất sẽ là một đám cưới hạnh phúc viên mãn và vui vẻ.
Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.
Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
0