Cưỡng chế thu hồi đất dự án trọng điểm kênh La Khê
Khu vực thi công gói thầu 16I, tuyến kênh dẫn La Khê được triển khai từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, toàn bộ gói thầu mới chỉ đạt trên 50% khối lượng. Nguyên nhân chậm là do vướng mặt bằng của 94 hộ dân. Đây là lý do khiến tuyến kênh La Khê dài 5,8 km, sau hơn bốn năm triển khai chỉ hoàn thành gần 70% khối lượng. Bởi, vẫn còn 1,6 km chưa có mặt bằng.
Ông Nguyễn Văn Tự, Công ty Cổ phần Xây dựng Thi Sơn, cho biết: "chúng tôi thi công rất khó khăn, anh em công trường và nhà thầu đều ăn chực nằm chờ, giải phóng mặt bằng tới đâu thì chúng tôi lại làm tới đấy. Đặc biệt vấn đề thi công phải liên tục, mà chúng tôi cứ làm từng đoạn một thì sẽ không đảm bảo kỹ thuật".
Theo rà soát, tại quận Hà Đông còn 221 trường hợp, với diện tích khoảng 0,81 ha, đã phê duyệt phương án hỗ trợ, bồi thường nhưng các gia đình không phối hợp thực hiện. Để đảm bảo tiến độ dự án trọng điểm, quận Hà Đông dự kiến kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất chia thành ba đợt xử lý.
Đợt 1, xử lý 13 hộ ở phường Quang Trung và Dương Nội có công trình nhà ở tạm, nhà xưởng không có người ăn ở tại địa điểm phải giải phóng mặt bằng. Thời gian cưỡng chế bắt đầu thực hiện từ ngày 25 - 27/4.
Đợt 2, dự kiến thực hiện cưỡng chế từ ngày 16 - 20/5 với 28 hộ ở các phường Quang Trung, La Khê, Dương Nội. Còn 121 hộ ở phường Quang Trung, Yết Kiêu, Dương Nội sẽ tiếp tục tập trung tuyên truyền, vận động, thiết lập hồ sơ cưỡng chế.
Đợt 3, dự kiến thực hiện cưỡng chế từ ngày 21- 30/5, đối với 60 hộ.
Đến thời điểm này, 7/13 hộ ở phường Quang Trung và Dương Nội, trong diện phải xử lý đợt 1, đã đồng ý tự nguyện tháo dỡ.
Theo kế hoạch, ngay sau khi nhận bàn giao mặt bằng, chủ đầu tư sẽ phối hợp với các đơn vị triển khai thi công trở lại tại các vị trí có mặt bằng, đồng thời đảm bảo công tác tiêu thoát úng trong mùa mưa bão.
Với những trường hợp không tự giác thu dọn tài sản, tháo dỡ công trình, quận Hà Đông xử lý dứt điểm trong thời gian tới.
Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa là một trong những công trình trọng điểm của thành phố, có nhiệm vụ phòng, chống úng ngập cho 6.300 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc các quận, huyện phía tây thành phố, được triển khai từ năm 2015, với tổng mức đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng. Từ năm 2018, cụm đầu mối và 10 tổ máy bơm đã được lắp đặt, nhưng đến nay chưa hoạt động hết công suất. Hiện, quận Hà Đông đang triển khai các quy trình thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thi công kênh tiêu La Khê.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
0