Đa dạng hóa nguồn lực phát huy giá trị di sản

Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng; khắc phục những khó khăn, vướng mắc; giải quyết các vấn đề phát sinh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay (17/4), tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Trình bày tờ trình dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 03 nội dung chính trong các chính sách đã được thông qua, bao gồm: Chính sách 1 về hoàn thiện các quy định về nguyên tắc, đối tượng, trình tự, thủ tục kiểm kê, nhận diện, ghi danh, biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở các lĩnh vực di sản văn hóa vật thể (di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia), di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu và hoạt động bảo tàng; Chính sách 2 về nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của các cơ quan trực tiếp quản lý di sản, tăng cường nội dung, trách nhiệm, cơ chế thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương; Chính sách 3 về tăng cường nội dung, cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa và thu hút, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng việc sửa đổi căn bản Luật Di sản văn hóa là phù hợp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng việc sửa đổi căn bản Luật Di sản văn hóa là phù hợp. Ghi nhận dự án luật được soạn thảo công phu, nghiêm túc, nội dung cơ bản thể chế hóa chủ trương của Đảng về văn hóa và di sản văn hóa nói riêng nhất là sau khi tổng kết 80 năm đề cương văn hóa Việt Nam và Hội nghị văn hóa, Diễn đàn văn hóa được tổ chức công phu. Một số luật như Luật Đất đai, Luật Lưu trữ…tạo điều kiện để sửa đổi luật đồng bộ.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát bảo đảm tính tương thích, đồng bộ dự thảo luật này với các luật trong hệ thống pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiến tranh đi qua gần nửa thế kỷ, để lại nhiều đau thương, mất mát. Lắng nghe những ký ức được kể bằng kỷ vật thời chiến là một cách để mỗi người thêm hiểu, thêm trân trọng sự hy sinh lớn lao của các thế hệ cha anh.

Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Bộ Công an đang nâng cấp ứng dụng VNeID để tích hợp tính năng an sinh xã hội trên ứng dụng. Ngay trong tháng 4, khi người dân dùng tài khoản định danh mức độ 2 truy cập, đã có thể nhìn thấy mục này trên ứng dụng. Để chi trả được tiền, ứng dụng sẽ tích hợp tài khoản thanh toán cho những người thuộc diện được hỗ trợ.

Hiện nay, hầu hết các công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang tổ chức thi công xuyên lễ. Dù dưới tiết trời 40 độ C nhưng trên mỗi công trường, những người công nhân vẫn miệt mài thi công với tinh thần trách nhiệm cao nhất để đảm bảo công trình về đích đúng hạn.

Những cựu chiến binh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh năm xưa bồi hồi xúc động chia sẻ kỷ niệm với những người bạn chiến đấu, nhớ về một thời oanh liệt.

Dịp nghỉ lễ này, đông đảo đồng bào, kiều bào từ khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là đồng bào miền Nam đã tìm về Hà Nội, viếng lăng Bác Hồ, thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng, nhớ về nguồn cội. Mặc dù sáng 30/4, thời tiết khá nóng nhưng cũng rất đông người dân đã đến Quảng trường Ba Đình, xếp hàng lần lượt vào thăm Bác, thể hiện sự thành kính với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.