Đa dạng nguồn vốn đầu tư hệ thống đường sắt đô thị
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư HN, nguồn vốn cho các dự án TOD lấy đầu tư công làm gốc. Tuy nhiên, đặc biệt cần chú trọng nghiên cứu, đề xuất áp dụng mô hình TOD trong quy hoạch để khai thác, sử dụng hiệu quả giá trị quỹ đất, không gian ngầm tại khu vực xung quanh các nhà ga, depot, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị các công trình lịch sử, văn hóa tại khu vực có ĐSĐT.
Ông Lê Trung Hiếu, Nguyên Phó Giám đốc ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội: "Các chuyên gia đề xuất, việc đa dạng nguồn lực trong đầu tư sẽ phải được tính toán đi kèm với một số cơ chế đột phá, như: Ngân sách nhà nước dùng để thu hồi đất giải phóng mặt bằng, nguồn tài chính từ việc tổ chức đấu giá quỹ đất theo mô hình TOD; huy động vốn trong nước, nước ngoài, phát hành trái phiếu, phát triển kết cấu hạ tầng thành cơ hội đầu tư tư nhân"...
Ông Alexis De Pommerol, Giám đốc điều hành Ban Quản lý dự án Đường sắt cao tốc Grand Paris: "Những mối quan tâm của hệ thống metro tại Việt Nam và trên thế giới rất lớn do đó ngoài nguồn vốn đầu tư công chúng ta còn có thể thu được nguồn lợi đầu tư từ phát triển các khu đất xung quanh dự án sau khi công bố quy hoạch. Ngoài ra, ở Pháp, chúng tôi còn huy động được một nguồn lực rất lớn từ quỹ đầu tư xanh thì tại Việt Nam cũng có thể dựa vào đề xuất này huy động vốn cho các tuyến đường sắt đô thị".
Bên cạnh việc huy động tối đa mọi nguồn lực, đa dạng hóa phương thức đầu tư hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đại, dần tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới với giá thành, chi phí hợp lý. Cần khuyến khích các DN trong nước tham gia phát triển ngành công nghiệp đường sắt, từng bước thu hẹp khoảng cách, tiến tới tự chủ về công nghệ và nguồn nhân lực.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0