Đặc sắc trang phục các dân tộc vùng Đông Bắc
Trang phục truyền thống không chỉ là biểu tượng văn hóa, mà còn là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Đến Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Đông Bắc, mỗi người đi hội đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Chị Hà Thị Minh, tỉnh Lạng Sơn, cho biết: “Trang phục dân tộc Tày thường có cúc áo bằng đồng và có điểm nhấn là tiếng kêu xúc xích ở cúc áo này”.
Chị Chu Thị Trang, tỉnh Cao Bằng, nói rằng: “Khi mặc bộ trang phục của dân tộc Nùng này tôi cảm thấy rất tự hào về dân tộc tôi, và thật tự hào khi được quảng bá trang phục này cho tất cả mọi người”.
Trang phục của người Dao với những chiếc khăn đội đầu đặc sắc, không chỉ thể hiện vẻ đẹp mà còn biểu trưng cho sự đoàn kết và lòng tự hào dân tộc. Là một người trẻ, Thùy Trang rất tự hào khi khoác trên mình bộ trang phục đặc trưng của dân tộc mà phải thực hiện trong 4 năm mới hoàn thành tất cả các công đoạn. Lành Thùy Trang (tỉnh Lạng Sơn) cho biết: “Đặc trưng của trang phục này là thêu tay toàn bộ, thực hiện trong 4 năm mới hoàn thành 1 bộ như thế này và trong các lễ hội lớn hay ngày cưới, ngày Tết chúng tôi mới mặc”.
Nhiều cộng đồng dân tộc đang nỗ lực gìn giữ trang phục truyền thống. Thế hệ trẻ được khuyến khích tìm hiểu và học hỏi cách may, thêu trang phục từ ông bà cha mẹ. Một số địa phương đã tổ chức các lớp dạy thêu, dạy may, giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của trang phục dân tộc.
Ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc, cho biết: “Việc bảo tồn giữ gìn, trong đó có trang phục, rất quan trọng, bà con hiện nay đang giữ được điều đó. Chúng tôi mong muốn tương lai các cấp chính quyền có chính sách hỗ trợ đồng bào để họ tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, trong đó có giữ gìn trang phục dân tộc”.
Mặc dù nỗ lực bảo tồn trang phục dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong đời sống hiện đại. Ngày hội Văn hóa các dân tộc được tổ chức định kỳ cũng là một dịp để tôn vinh trang phục truyền thống và khẳng định bản sắc văn hóa các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
Trong hai ngày tổ chức, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 đã thu hút rất nhiều khách tham dự chương trình “Phở số Hà Thành” - một sáng tạo độc đáo kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và công nghệ.
Cùng với làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh), làng nghề mộc Vạn An (xã Sơn Đông) của thị xã Sơn cũng đã vinh dự được UBND thành phố công nhận đạt danh hiệu Làng nghề Hà Nội.
Hôm nay 30/11, là đêm cuối cùng diễn ra Chương trình quảng bá du lịch "Đêm Trúc Bạch 2024" tại khu vực Trúc Bạch, quận Ba Đình. Không gian tái hiện với những chi tiết đậm chất hồn cốt của người dân Thủ đô đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm khu phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ.
Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 và và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khai mạc vào tối 29/11, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Lễ hội ẩm thực Hà Nội 2024 đang diễn ra đã khéo léo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Bên cạnh việc tôn vinh những món ăn truyền thống, giá trị tiếp nối của những làng nghề ẩm thực, Lễ hội còn giới thiệu những xu hướng ẩm thực mới, ứng dụng công nghệ vào chế biến, qua đó khẳng định vị thế của Hà Nội như một điểm đến ẩm thực hấp dẫn và năng động.
0