Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người chiến sĩ Cộng sản kiên trung
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo tài năng của quân đội, nhà chính trị quân sự lỗi lạc, người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế. Cuộc đời hoạt động cách mạng hết mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Đại tướng đã để lại cho các thế hệ sau một tấm gương người chiến sĩ cộng sản kiên trung mẫu mực.
Lớn lên trên quê hương giàu truyền thống yêu nước, đồng chí Nguyễn Chí Thanh sớm bộc lộ tố chất của người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, đồng chí nổi bật với vai trò nhà lãnh đạo tài ba trên mặt trận Bình Trị Thiên anh dũng, cùng tập thể Tỉnh ủy Thừa Thiên, Phân khu ủy Bình Trị Thiên lãnh đạo nhân dân kiên trì bám đất, bám dân, dựa vào dân tổ chức chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân. Nhờ đó, phong trào cách mạng ở Mặt trận Bình Trị Thiên phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Năm 1964, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được điều động vào chiến trường miền Nam, trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ thực tế chiến đấu, với nhãn quan sắc bén, đại tướng đã tổng kết thành phương châm, nghệ thuật tác chiến đặc sắc trở thành khẩu hiệu cách mạng nổi tiếng “Bám thắt lưng địch mà đánh”.
Nhãn quan chiến lược, tầm nhìn sâu sắc của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh còn thể hiện ở việc củng cố, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh. Đại tướng nhiều lần khẳng định: “Sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội là nguyên tắc bất di bất dịch trong việc xây dựng quân đội kiểu mới”.
Tấm gương tài, đức vẹn toàn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã được Trung ương Đảng đánh giá là một đồng chí lãnh đạo trung thành, lỗi lạc, người chỉ huy mưu lược, tài trí, một đồng chí dũng cảm, kiên quyết; một người con ưu tú, người lãnh đạo xuất sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như “đại bàng bay cao, nhìn xa”, “là một người thật thà, gan góc và kiên quyết”.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã để lại cho thế hệ sau một tấm gương người cộng sản mẫu mực về sự cống hiến hết mình cho cách mạng, cho nhân dân.
Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.
Sáng 4/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức dự lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.
Nhận lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mê Công lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 05 – 08/11/2024.
Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
0