Đảm bảo an toàn điện nơi rốn lũ
Để đảm bảo cung cấp điện an toàn cho những địa bàn ngập lụt, Tổng Công ty Điện lực Thành phố đã sẵn sàng các phương án ứng phó, tăng cường lực lượng ứng trực, phát huy phương châm 4 tại chỗ, nước rút đến đâu cấp điện đến đó.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, đến nay, sau 1 tuần nhưng nhiều nơi tại huyện Chương Mỹ vẫn đang bị ngập với độ sâu từ 2.0 - 2,2m khi nước chưa thể rút. Tình trạng này khiến cho việc cấp điện cho các hộ dân phải gián đoạn. Ngay khi có thông tin bão số 2 về, Đội xung kích thuộc Công ty Điện lực Chương Mỹ đã cắt cử nhân lực ứng trực 24/24h. Những lúc nước dâng cao, đội xung kích của Công ty lại phải tăng cường quân số.
Công việc chính là sa thải các phụ tải không đảm bảo an toàn do nước ngập, đồng thời cấp điện trở lại phục vụ nhân dân với phương châm "Nước rút đến đâu - Cấp điện đến đó".
Gia đình chị Dung, thôn Nhân lý, xã Nam Hưng Tiến, huyện Chương Mỹ bị mất điện hai ngày đầu lũ về do nước ngập quá sâu. Sau khi nước rút dần, các công nhân điện lực đến trực tiếp kiểm tra hệ thống dây điện và hướng dẫn về cách sử dụng điện an toàn, cung cấp điện trở lại cho gia đình.
Với khoảng 25.000 khách hàng sinh hoạt trong những khu vực bị ngập lụt, Công ty Điện lực Chương Mỹ thường phải xuyên tổ chức kiểm tra hệ thống điện từ 2-3 lần/ngày.
Đến sáng ngày 1/8, còn khoảng 778 hộ gia đình phải ngừng cấp điện do vẫn bị ngập sâu trong nước.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội cho biết: “Việc phục vụ điện của năm 2024 được nhân dân đánh giá rất cao về trách nhiệm và chất lượng. Đối với nhân dân ở vùng cao thì đều được cung cấp điện đầy đủ, những vùng không đảm bảo an toàn sẽ cắt điện”.
Ông Đào Quang Minh, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Chương Mỹ cho hay: "Khi nước dâng lên cao tràn qua đê, chúng tôi đã cử đội phòng chống lụt bão xuống hiện trường, ứng trực 24/24h để kiểm tra an toàn điện, sẵn sàng ngừng cung cấp điện đối với những hộ bị ngập 0,5-2m để đảm bảo an toàn. Khi nước rút, công ty tuyên truyền tới từng hộ dân nếu đảm bảo an toàn sẽ cung cấp điện trở lại".
Trước đó ngành điện Hà Nội cũng đưa ra khuyến cáo với người dân Thủ đô đảm bảo tuyệt đối an toàn trong sử dụng điện trong mùa mưa lũ.
Ông Trần Văn Duy, Trưởng ban An toàn, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội cho biết: "Đối với thiết bị điện không nên để trên mặt sàn, các ổ cắm phải để ở độ cao từ 1m4 trở lên để đảm bảo an toàn cho trẻ em".
Với việc áp dụng công nghệ trong vận hành lưới điện cùng sự linh hoạt trong cung ứng điện, ngành điện Hà Nội đã và đang đảm bảo an toàn điện cho người dân, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai và khôi phục cuộc sống bình thường nhanh nhất có thể.
Mực sông Hồng trong những ngày qua lên cao, khiến hơn 30ha đất trồng đào, quất tại Phú Thượng, Tây Hồ chìm trong nước lũ. Những gia đình trồng đào, quất tại đây không khỏi xót xa vì vụ đào, quất năm nay xác định bị thiệt hại năng, thậm chí mất trắng.
Khu đô thị Nam đường 32 thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức hiện vẫn đang trong tình trạng ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Nhằm sớm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố, ngoài đơn vị chuyên nghiệp của công ty công viên cây xanh, còn có rất nhiều lực lượng hỗ trợ để thu dọn, vận chuyển cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến đường phố của Thủ đô.
Tại khu vực huyện Chương Mỹ, người dân đang phải chịu cảnh lũ chồng lũ. Sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp bà con có nơi tránh trú an toàn, đảm bảo đời sống và sinh hoạt.
Mực nước sông Hồng đã xuống mức báo động1 từ 14h40 chiều hôm nay (13/9). Nước rút nhanh, nhiều hộ dân ở ngoài đê sông Hồng vui mừng bởi được trở về dọn dẹp nhà cửa.
Bên cạnh sự tàn phá và gây nhiều hậu quả, những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 dường như cũng mang lại một vài tác động tích cực. Dòng chảy trong xanh của sông Tô Lịch ở Hà Nội có lẽ là một trong những điều tích cực hiếm hoi mà bão lũ mang lại. Video do phóng viên Đài Hà Nội ghi nhận hôm nay, 13/9.
0