Đảm bảo chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên

Tại phiên thảo luận tại hội trường sáng 27/11, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội đưa ra khi cho ý kiến về Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đó là cần đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo môi trường việc làm cho thanh niên thông qua nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo các đại biểu, chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên đã được thể hiện tại dự thảo luật với nội hàm và phạm vi được mở rộng hơn luật hiện hành. Tuy nhiên, các chính sách này còn khá chung chung, điều kiện và nội dung hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên chưa thiết thực. Quy định như vậy không có sự khác biệt so với các đối tượng khác, chưa thể hiện được tầm quan trọng của thanh niên là lực lượng lao động đặc biệt.

Bà Triệu Thị Ngọc Diễm, Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Đề nghị dự thảo luật xem xét, bổ sung thêm nội dung khuyến khích, tạo môi trường việc làm cho thanh niên thông qua nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đẩy mạnh đào tạo các kỹ năng số, kỹ năng mềm, ý thức kỷ luật cho thanh niên, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động, nhất là thị trường lao động số. Đồng thời, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong chiến lược tạo môi trường việc làm cho thanh niên nhằm mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài để tạo thêm cơ hội việc làm cho thanh niên, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, kinh tế số".

Ngoài ra, đại biểu đề nghị làm rõ chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho thanh niên, đảm bảo hiệu quả, đồng bộ trong quá trình thực hiện.

Bà Lê Thị Ngọc Linh - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu nêu ý kiến: "Khoản 2 điều 19 quy định hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, tuy nhiên qua nghiên cứu, tôi thấy trong dự thảo luật mới chỉ quy định hoạt động được đảm bảo các cơ chế để thực hiện cụ thể, về hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp chưa có quy định cụ thể. Bởi vậy, cần quy định đảm bảo hiệu quả trong thực hiện, hạn chế khi luật được thông qua lại gặp hạn chế bất cập".

Các đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu thiết lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, không gian làm việc chung, mạng lưới kết nối giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư, thanh niên khởi nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, có ý tưởng khởi nghiệp, tạo công ăn việc làm cho thanh niên tại địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 27/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, ngày 27/11, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với tổng nguồn vốn thực hiện tối thiểu 122.250 tỷ đồng.

Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.

Buổi tối, trên tuyến đường thuộc xã Quang Tiến (Tân Yên, Bắc Giang), một số phương tiện đang di chuyển thì gặp một rạp đám cưới chắn ngay giữa lòng đường.

Thống kê sơ bộ trên địa bàn Hà Nội hiện có 172 cây cầu yếu, cầu tạm; trong số này, có 117 cầu dân sinh bị hư hỏng, xuống cấp, được đề xuất xây dựng mới, với tổng kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng. UBND thành phố đã yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể để phân kỳ đầu tư, cân đối nguồn vốn và lên phương án xây mới trong giai đoạn 2025 - 2028.

Thời gian qua, công tác xử lý vi phạm nồng độ cồn được lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc triển khai mạnh và hiệu quả. Nhiều lái xe dần nâng cao ý thức chấp hành.