Đảm bảo hài hòa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát

6 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức ấn tượng 6,42%, tạo đà để cuối năm đạt từ 6 - 6,5%. Tuy nhiên song hành cùng nhiệm vụ phát triển kinh tế còn là kiểm soát lạm phát như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Kết thúc 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,75%, Để đạt được chỉ tiêu lạm phát năm 2024 tù 4-4,5%, vẫn còn nhiều thách thức khi các yếu tố tác động tới nền kinh tế Việt Nam từ nay đến cuối năm vẫn còn là ẩn số. Đối với chính sách tiền tệ, áp lực tỷ giá, lãi suất cho vay khó hạ vẫn là những khó khăn phải đối mặt.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho hay: ''FED hiện tại chưa đưa ra lãi suất, dự kiến hạ lãi suất vào cuối năm nay, như vậy từ nay đến cuối năm áp lực tỷ giá vẫn còn cao…''

Đảm bảo hài hòa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát

Ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO của Afa Capital chia sẻ: ''Lãi suất huy động tăng nhẹ trong khi đó nếu giảm lãi suất cho vay thì biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp rất thấp, áp lực đè nặng lên doanh nghiệp là rất lớn, do đó lãi suất cho vay khó tiếp tục hạ…''

Giá cả hàng hóa, tình trang cung cầu cũng là những yếu tố chủ yếu tác động tới chỉ số lạm phát. Mục tiêu CPI của thành phố Hà Nội đặt năm nay là chưa đến 4%. Trong khi đó 6 tháng đầu năm, chỉ số CPI đã tăng 5,32%.

Từ nay đến cuối năm lãi suất cho vay khó tiếp tục hạ

Như vậy nhiệm vụ của ngành công thương Thủ đô bên cạnh việc tạo đầu ra cho các doanh nghiệp tăng trưởng thì từ nay đến cuối năm phải hết sức sát sao với thị trường mới có thể đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội chia sẻ: ''Thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu hàng hóa thiết yêu, đưa ra những chương trình kích cầu tiêu dùng, khuyễn mãi tập trung, xúc tiến thương mại. Các sở ban ngành phối hợp với sở công thương theo dõi lĩnh vực mình quản lý để tham mưu cho thành phố các giải pháp kiểm soát lạm phát…''

Bộ Công thương phối hợp các bộ ngành liên quan quyết liệt triển khai các giải pháp ổn định giá cả thị trường

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, kiểm soat lạm phát 6 tháng cuối năm, Chính phủ tiếp tục tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Giao NHNN, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, sử dụng các công cụ hợp lý, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng tốt hơn, phấn đấu giảm lãi suất cho vay 1-2%.

Bên cạnh đó, yêu cầu Bộ Công thương phối hợp các bộ ngành liên quan quyết liệt triển khai các giải pháp ổn định giá cả thị trường; cung ứng dồi dào hàng hóa, tăng cường công khai, minh bạch, giám sát kê khai giá, niêm yết giá theo quy định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù cũng bị thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đang nỗ lực chung tay trợ giúp người dân vùng bão lụt bằng nhiều cách khác nhau.

Chung tay hỗ trợ người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc đang chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, Vinamilk đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa, nước.

Sáng 10/9, Hội đồng doanh nghiệp Vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 với chủ đề "Bồi đắp niềm tin kiến tạo chuyển đổi".

Trong báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã soát xét, Công ty kiểm toán DFK Việt Nam nêu ý kiến về khả năng thu hồi dự án Bắc Phước Kiển của CTCP Quốc Cường Gia Lai.

Việc tiếp cận dòng vốn để hoạt động và phát triển vẫn đang là gánh nặng “đè lên vai” các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.

Luật đất đai, Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/8/2024 được kỳ vọng giúp doanh nghiệp tháo gỡ dự án vướng mắc, giảm hàng tồn kho.