Đảm bảo kiểm soát lạm phát khi tăng lương, kích cầu

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, việc thực hiện các gói kích cầu và tăng lương dẫn tới biến động và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát được tỉ số lạm phát mà Quốc hội cho phép. Nhưng mục tiêu kiểm soát lạm phát vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được.

Sáng nay, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giải trình làm rõ một số vấn đề thuộc 4 nhóm nội dung chất vấn và trực tiếp trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Đánh giá cao về giải pháp điều hành của Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội thời gian qua, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định đã đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ làm rõ thêm về định hướng và công tác điều hành giá trong thời gian tới để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Trả lời câu hỏi của đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, vấn đề đại biểu nêu rất chính xác vì trong bối cảnh hiện nay, lạm phát liên quan nhiều đến các mặt hàng thiết yếu. Việt Nam có nền kinh tế mở nên chúng ta nhập khẩu khá nhiều vật tư, nguyên liệu, điều này phụ thuộc vào thị trường thế giới. Trong khi đó, chúng ta đang thực hiện các gói kích cầu và thực hiện tăng lương. Điều này là nguyên nhân dẫn đến biến động và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát được tỉ số lạm phát mà Quốc hội cho phép.

Phó Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ, thông suốt trong đảm bảo sản xuất, cung ứng, lưu thông và phân phối để đảm bảo các mặt hàng mà Chính phủ kiểm soát và quản lý về giá được điều chỉnh với lộ trình phù hợp.

Theo Phó Thủ tướng, vấn đề kiểm soát lạm phát còn liên quan đến tài khoá, chính sách tiền tệ. Chính phủ cũng đã đưa ra các chính sách kích cầu tiêu dùng như du lịch, mua sắm, tăng đầu tư công đối với các cơ sở hạ tầng thiết yếu để bảo đảm sản xuất, kinh tế phát triển. Và, với việc điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, kết hợp hoàn hảo giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trả lời câu hỏi chất vấn của các ĐBQH.

Đại biểu Phan Đức Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình nêu vấn đề, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành đã rất quyết liệt, có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống kinh tế - xã hội. Đại biểu Phan Đức Hiếu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết, việc tổ chức, thực thi kịp thời các giải pháp đã đề ra có thách thức nào hay không? Nếu có thì đề nghị Bộ trưởng có những giải pháp gì để khắc phục những thách thức này?

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Phan Đức Hiếu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hiện nay đã có nhiều giải pháp được đề ra. Theo Phó Thủ tướng, giải pháp thứ nhất đối với vấn đề liên quan đến thể chế, Chính phủ sẽ sớm đưa các văn bản pháp lý liên quan vào. Giải pháp thứ hai liên quan đến tổ chức thực hiện về thể chế, liên quan đến trách nhiệm cụ thể khi gắn với các chủ thể trong quản lý. Giải pháp thứ ba liên quan đến chống đùn đẩy, tức là các văn bản pháp luật phải rõ ràng trách nhiệm, cụ thể trách nhiệm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay (29/6), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Các tổ chức tín dụng.

Sáng 28/6, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa giai đoạn 2024-2030.

Sáng nay 29/6, Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc, biểu quyết thông qua nhiều dự thảo luật, nghị quyết. Chủ tịch Quốc hội sẽ có phát biểu quan trọng bế mạc Kỳ họp.

Bà Đinh Thị Mai - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Ngành tổ chức cần làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy hoàn thiện các thể chế về tổ chức bộ máy, biên chế; đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Hôm nay, 28/6, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” - phần thưởng cao quý nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho Bà Ann Mawe - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam.