Đảm bảo nguồn cung điện cho trạm bơm tiêu úng

Ngành điện Hà Nội những ngày qua có một nhiệm vụ quan trọng là bố trí nguồn lực đầy đủ để phục vụ hàng trăm trạm bơm tiêu hoạt động hết công suất để tập trung tiêu úng cho ngành nông nghiệp.

Tại trạm bơm Mỹ Thượng 2, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, mặc dù là trạm bơm mới, chưa hoàn thiện nhưng các đơn vị đã phối hợp với ngành điện lực để đấu nối điện và vận hành tối đa các tổ máy.

Ông Đào Đức Vĩnh (Trạm bơm Mỹ Thượng, Xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi huyện Chương Mỹ) cho biết: “Lãnh đạo xí nghiệp có ra công văn đề nghị 100% quân số thì chúng tôi thực hiện nghiêm túc ngay từ buổi chiều. Đêm bão về thì tầm 3 giờ chúng tôi phải chạy máy ngay. Ở đây vẫn duy trì suốt từ lúc đó với 100% công suất”.

Trạm bơm Mỹ Thượng 2, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ.

Huyện Chương Mỹ là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về tổng diện tích nông nghiệp bị ngập úng trong đợt mưa lũ vừa qua.

Huyện Chương Mỹ bị ngập úng trong đợt mưa lũ vừa qua.

Xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi huyện Chương Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động hết công suất các trạm bơm, chống úng ngập cho hàng trăm ha lúa vụ mùa.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến, cho hay: "Ngành điện thường xuyên túc trực 24/24 để tuần tra cùng với địa phương. Đối với điện sinh hoạt cơ bản đáp ứng được, còn đối với công trình thủy lợi luôn luôn sẵn sàng nguồn điện để khi cần máy sẽ hoạt động ngay nhằm đảm bảo công tác tiêu úng cho khu vực ngập úng”.

Xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi huyện Chương Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động hết công suất các trạm bơm.

Chính nhờ công tác phối hợp này, đến thời điểm này các đơn vị thủy lợi trên toàn địa bàn Thủ đô đã vận hành 110 trạm bơm tiêu với 320 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng gần 1 triệu m3/h.

Ngành điện bố trí nguồn lực đầy đủ để phục vụ hàng trăm trạm bơm tiêu hoạt động hết công suất.

Ông Đào Quang Minh, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Chương Mỹ, cho biết: “Công ty đã theo dõi rất sát sao mực nước tại sông Bùi và tại bơm Yên Duyệt để có phướng án chủ động. Công ty cũng thường xuyên cấp điện cho các trạm bơm, kiểm tra kỹ thuật trước và sau khi đóng điện nhằm đảm bảo cho các trạm bơm hoạt động bình thường”.

Theo báo cáo, hiện mực nước trên các sông tiếp tục giảm. Sông Bùi, sông Đáy xuống dưới báo động I, sông Tích dưới mức báo động II. Nhưng việc đảm bảo an toàn cung cấp điện cho hệ thống các trạm bơm, đặc biệt là trạm bơm tiêu vẫn được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành điện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.

Trước diễn biến bão số 4, nguy cơ mưa lũ trên diện rộng và sạt lở đất đá, ngoài lực lượng nòng cốt là Quân đội, Biên phòng và Công an, tỉnh Quảng Bình đã kích hoạt đội xung kích phòng, chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường, thị trấn.