Đảm bảo quyền lợi cho người dân khi bị thu hồi đất

Với hàng loạt những điểm có lợi hơn cho người sử dụng đất, Luật đất đai 2024 sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng.

Trong những năm qua, Hà Nội đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, nhiều con đường được mở rộng, cùng với đó là việc đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến hàng trăm nghìn hộ dân. Vấn đề khúc mắc nhất đối với một dự án khi giải phóng mặt bằng là giá tiền bồi thường đất.

Vấn đề khúc mắc nhất đối với bất kỳ một dự án nào khi giải phóng mặt bằng là giá tiền bồi thường về đất.

Giá bồi thường từ trước đến nay có sự chênh lệch rất lớn so với giá thị trường, mỗi m2 đất chỉ được bồi thường ước tính bằng khoảng 30% so với giá mua bán thực tế. Điều đó gây thiệt thòi cho người dân có đất bị thu hồi, đồng thời, khiến cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn hơn bởi sự không đồng thuận của người dân.

Những bất cập này đã được khắc phục bởi hàng loạt chính sách được quy định trong Luật đất đai 2024. Luật đất đai 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 trong đó có rất nhiều điểm mới về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giá đất được xây dựng trên cơ sở tiệm cận với giá thị trường.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thường gặp nhiều khó khăn.

Chính phủ  đã ban hành Nghị định 88/2024 ngày 15/7/2024 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Với hàng loạt chính sách mới về đất đai, quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi sẽ được đảm bảo tốt hơn nhiều.

Với hàng loạt chính sách mới về đất đai, quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi sẽ được đảm bảo tốt hơn.

Hiện tại, Hà Nội chưa xây dựng và ban hành bảng giá đất theo Luật đất đai mới. Thời hạn tất cả các tỉnh, thành phải hoàn thành xây dựng và ban hành bảng giá đất hàng năm theo nguyên tắc sát với giá thị trường là từ ngày 1/1/2026.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 31/10, bảng giá đất mới theo Quyết định 79 của UBND thành phố Hồ Chí Minh khi tính các nghĩa vụ tài chính như tiền sử dụng đất, bồi thường đất, cùng các phí và lệ phí liên quan đến đất đai - sẽ chính thức có hiệu lực.

Trong tháng 11, 77 lô đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) sẽ được đem ra đấu giá. Giá khởi điểm tiếp tục được áp ở mức rất thấp là 5,3 triệu đồng/m² ở huyện Thanh Oai và 7,3 triệu đồng/m² ở huyện Hoài Đức.

“Nhiều khó khăn đến từ các hành vi gây nhiễu loạn thị trường bất động sản. Các hành vi đó có thể xuất phát từ một vài cá nhân hoặc lợi ích nhóm khiến rơi vào trạng thái hư hư thực thực, khó định giá” là nhận định của Đại biểu Quốc hội khi đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua.

Các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây xuất hiện tình trạng “thổi giá” bất động sản. Nhiều trường hợp trả giá cao rồi bỏ cọc gây nhiễu loạn thị trường và khó khăn cho nhà quản lý khi sẽ phải tổ chức đấu giá lại.

Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước nhằm đầu tư phát triển hạ tầng địa phương. Tuy nhiên, những diễn biến bất thường trong đấu giá đất thời gian vừa qua có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách lâu dài.

Bộ TN&MT cho biết, tình trạng thổi giá đất, đẩy giá tại các phiên đấu giá gần đây đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản. Dù đã được cơ quan chức năng vào cuộc nhưng cuối cùng, diễn biến những phiên đấu giá vẫn không có gì thay đổi, thậm chí, giá đất đấu giá còn tiếp tục tăng cao.