Đan Phượng mùa ong làm tổ
Cụ Nguyễn Thanh Liêm là người đã hơn 40 năm nuôi ong tại thôn Đông Khê, xã Đan Phượng. Dù đã ở tuổi 85, cụ vẫn nuôi 15 đàn ong, chăm sóc chúng như chăm sóc chính gia đình mình.
Cụ Liêm chia sẻ: "Trước đây nuôi ong dễ hơn bây giờ. Ngày xưa nhiều cây nhãn, cây vải thì ong sẽ cho ra nhiều mật. Còn bây giờ người ta thường trồng giống táo mới nên thu hoạch được ít hơn".
Qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, nghề nuôi ong tại Đan Phượng được truyền từ đời này qua đời khác, thế hệ sau tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ trước tiếp tục học hỏi và phát triển kiến thức của ngành ong.
Anh Trần Tuấn Minh (HTX ong Tuấn Minh) là một người nuôi ong lớn nhất vùng hiện nay, tuần khoảng đôi lần, anh lại đến thăm nom bầy ong và chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong cùng cụ Liêm.
Trong những ngày đầu tiên nuôi ong, anh Minh đã gặp không ít khó khăn: "Những ngày đầu mình nuôi ong, đem ong lên trên rừng, lúc ấy mình chưa nắm được quy trình. Khi mà ong rừng, ong hoang dã đến, nó phá tổ ong mật của mình và nó ăn thịt ong mật của mình. Đấy là năm mà mình mất gần như cả một trại ong".
Anh Minh hiện nuôi 1.200 đàn ong. Kinh nghiệm hơn 20 năm gắn bó với công việc này đã giúp anh hiểu rõ tập tính của chúng. Để ong phát triển tốt, người nuôi phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe của đàn, che chắn, bảo vệ tổ ong khi trời mưa rét giúp chúng được an toàn, đặc biệt là những ngày lạnh giá như thời điểm hiện nay.
Những kinh nghiệm nuôi ong cứ thế được tích lũy từ đời trước rồi truyền lại cho thế hệ sau. Nghề nuôi ong giờ đây không chỉ giúp cho người nông dân kiếm thêm thu nhập mà còn góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Đan Phượng.
Qua mùa xuân là tới mùa có thể thu hoạch mật. Mỗi giọt mật không chỉ là thành quả của ong mà còn là sự cần cù, chịu khó của người chăm sóc đàn từ những ngày đầu tiên, khi ong bắt đầu làm tổ.
Thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt của ban ngày, Hà Nội buổi tối đẹp theo cách rất riêng. Dưới ánh đèn đêm lung linh, huyền ảo, vẻ đẹp thuần khiết của Hà Nội càng khiến những ai đã gắn bó với thành phố này mãi chẳng thể nào quên. Hồ Gươm được ví như trái tim của Thủ đô Hà Nội, nếu ban ngày là một không gian xanh mướt thì khi màn đêm buông xuống, nơi đây lại trở nên lung linh, huyền ảo.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Suối Yến trong những ngày đầu đông đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người dân và du khách. Hoa súng nở rộ trong khung cảnh thơ mộng khiến nơi đây như một bức tranh sống động.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
Một chiếc bánh mì truyền thống từ khi nào đã trở thành bữa sáng của nhiều người Hà Nội, đó không chỉ là món ăn tiện lợi với đầy đủ dinh dưỡng mà đôi khi còn là hương vị bình dị của tuổi thơ.
0