Danh mục thuốc BHYT chưa được cập nhật trong 5 năm

Kể từ 2018 đến nay, danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của Bảo hiểm Y tế (BHYT) chưa được cập nhật, bổ sung các thuốc mới một cách tổng thể. Khi không nằm trong danh mục thuốc được BHYT chi trả, người bệnh rất khó có thể tiếp cận được các loại thuốc mới này tại các cơ sở khám chữa bệnh công. Khắc phục triệt để tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế cũng là một trong bốn nhóm vấn đề lớn được cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội đang diễn ra.

Thiếu thuốc do không kịp đấu thầu, thuốc nằm trong danh mục BHYT được chi trả nhưng bệnh nhân bị kháng thuốc hoặc không hiệu quả, nhiều bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính đang được theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện Trực Ninh, Nam Định buộc phải chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị. Nhiều bệnh nhân bỏ ngang điều trị vì thuốc không có trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả, còn nếu tự bỏ tiền ra mua thì chi phí lại cao, ngoài khả năng kinh tế của bệnh nhân.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay, 95% giường bệnh ở Việt Nam thuộc các bệnh viện công lập, vì vậy người bệnh tiếp cận thuốc mới chủ yếu thông qua các cơ sở khám chữa bệnh công lập và được chi trả bởi BHYT. Đến năm 2022 chỉ có 9% thuốc mới có mặt tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng bệnh nhân được tiếp cận đến các giải pháp điều trị mới, tiên tiến thông qua kênh bảo hiểm y tế. Trong khi đó thống kê chi trả từ tiền túi người bệnh đang ở mức cao.

Chi trả từ tiền túi của người bệnh hiện nay tương đối cao, theo quy định của WHO hiện đang khoảng 39%, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người bệnh

Danh mục hiện nay đang dựa trên ưu tiên dùng thuốc trong nước có chất lượng tương đương thuốc nước ngoài, như vậy các doanh nghiệp trong nước phải sản xuất được thuốc có chất lượng tương đương. 

Theo Bộ Y tế, danh mục thuốc BHYT trong 5 năm qua chưa được cập nhật xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Không phải cứ thuốc mới được phát minh và được đăng ký là sẽ được đưa vào danh mục, mà việc còn căn cứ vào khả năng cân đối của Quỹ BHYT, chi phí hiệu quả đối với người bệnh, lấy ý kiến tham vấn chuyên môn qua nhiều vòng.

Để cập nhật được một loại thuốc mới, phải làm rất nhiều khâu như đánh giá hiệu quả điều trị trên thuốc mới, quá trình cấp phép, theo dõi an toàn hiệu quả để cập nhật danh mục.

Tuy nhiên, do thời gian cập nhật danh mục thuốc mất từ 2-3 năm, vì vậy trong thời gian qua mới chỉ có một số thuốc điều trị Covid-19 được xem xét dưa vào danh mục. Vì vậy,  Bộ Y tế đang rà soát danh mục hiện hành để đưa vào các thuốc mới, đưa ra những thuốc không còn đáp ứng hiệu quả điều trị, kiến nghị ban hành thông tư dưới dạng rút gọn để kịp tiến độ thay đổi bổ sung danh mục này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ ở độ tuổi từ 1 - 6. Tai nạn bỏng không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý mà còn có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Kể từ ngày 28/6, mỗi người dân Hà Nội sẽ có một hồ sơ sức khỏe điện tử trên ứng dụng iHanoi, có thể thuận tiện theo dõi và lưu trữ suốt đời.

Các nhà khoa học tại đại học Sheffield Hallam đã thành công trong việc tạo ra một loại da nhân tạo của người bị mắc bệnh chàm.

Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công một ca bệnh vô cùng hiếm gặp, lần đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam với tỷ lệ mắc trên thế giới là 1/1 triệu ca.

“Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc” là chủ đề xuyên suốt của hội thảo do Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Dược Hà Nội tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Khám sức khỏe trước hôn nhân được xem là “tuyến phòng thủ” bảo vệ sức khỏe của các cặp đôi trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, trọn vẹn, các cặp đôi sẽ được thăm khám sức khỏe trước khi kết hôn.