Đào tạo nghề hướng đến thị trường lao động

Kỹ năng nghề được xem là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng và năng suất việc làm. Khoa học công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ, nếu như không có kỹ năng nghề hay kỹ năng nghề yếu kém, người lao động sẽ dần dần tự đào thảo mình ra khỏi thị trường lao động.

Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội đang diễn ra tại Hà Nội đã phần nào cho thấy quyết tâm đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay.

Nghề sơn ô tô là một trong số 25 nghề thi của kỳ thi kỹ năng nghề thành phố năm nay. Đây không phải là lần đầu nghề này được lựa chọn làm môn thi bởi nhu cầu của thị trường lao động ở lĩnh vực này từ lâu đã rất lớn. Thế nhưng, khác ở chỗ, đề thi năm nay được xem là khá khó, dựa trên cơ sở đề thi kỹ năng nghề quốc gia, đề thi kỹ năng nghề ASEAN các năm gần đây. Thế nhưng đó chính là đòi hỏi của thị trường lao động mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động phải nỗ lực.

Đề thi đòi hỏi cao hơn, khắt khe hơn ở tất cả các nghề thi năm nay cho thấy rõ hơn về chất lượng cả một quá trình đào tạo nghề của một đơn vị thông qua tay nghề của các thí sinh. Không dừng lại ở đó, còn cho thấy sự mở rộng hợp tác, gắn kết đào tạo của nhà trường với các doanh nghiệp. Bởi trong khi còn gặp nhiều khó khăn về thiết bị, không hợp tác với doanh nghiệp, không đưa thí sinh đi thực tiễn thì kỹ năng nghề khó có thể đáp ứng được kỳ thi này.

Năm nay có hơn 300 thí sinh tham gia kỳ thi. Một điểm đặc biệt là kỳ thi không chỉ thu hút các sinh viên trường nghề mà có cả các trường đại học và chính những người lao động tại các doanh nghiệp cũng đua tài.

Việc xây dựng các ngành nghề thi, đề thi đã được Ban tổ chức bám sát nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường lao động. Thậm chí, một số ngành nghề trong kỳ thi còn chưa được đào tạo ở bất cứ cơ sở đào tạo nghề nào trên cả nước. Chính những nghề thi, chính những đòi hỏi của thị trường lao động ở kỳ thi này đã chỉ ra nhiều hướng đi mới cho các cơ sở đào tạo nghề, cả ở hiện tại và tương lai.

Kỳ thi là sân chơi, là sự đua tài kỹ năng nghề nghiệp, thế nhưng đó cũng là một sự cạnh tranh quyết liệt. Sự cạnh tranh của cơ sở nghề nghiệp, của thí sinh với chính bản thân họ khi phải nỗ lực hơn nữa để phát triển kỹ năng nghề nghiệp, để hội nhập và phát triển trước sự phát triển vũ bão của công nghệ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết, hiện có 17 trường học thuộc tỉnh Lào Cai và Yên Bái không thể khôi phục, 99 trường chưa thể đón học sinh trở lại sau bão lũ.

Dù thiệt hại nặng nề do bão, lũ nhưng nhiều trường ở Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên,... đang nỗ lực vượt qua mất mát, khó khăn để đón học sinh trở lại trường từ hôm nay 16/9.

Là địa phương ghi nhận nhiều học sinh tử vong nhất trong các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi đợt bão lũ vừa qua, Lao Cãi cùng là tỉnh có nhiều trường học bị phá hủy, hư hỏng nặng nề nhất. Dù ngành giáo dục Lao Cai đã khẩn trương, tích cực khắc phục, sửa chữa, dọn dẹp nhưng hiện vẫn có tới 77 trường học tại đây chưa thể đón học sinh, khôi phục việc dạy và học trở lại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024, được tổ chức từ ngày 1-7/10/2024, với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.

Khi nước bắt đầu rút ở quận Hoàn Kiếm, công tác khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh trường lớp đang được diễn ra khẩn trương để chuẩn bị đón các em học sinh trở lại trường học.

UBND TP Hà Nội đề xuất mức thu học phí được xây dựng trên cơ sở định mức chi phí do cơ sở giáo dục xây dựng và ban hành; mức thu với hình thức học trực tuyến (online) bằng 75% học phí theo hình thức học trực tiếp.