Đào tạo nhân lực hướng tới thị trường lao động quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chuyển đổi số, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI,… sinh viên cần được lĩnh hội những kiến thức mới nhất, đảm bảo thực tế nghề nghiệp để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế.

Hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan về chuẩn đầu ra và các chương trình đại học định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế do trường Đại học Thương mại tổ chức đã thu hút gần 100 trường đại học, doanh nghiệp và chuyên gia.

Những đòi hỏi về kỹ năng mới và kinh nghiệm là yêu cầu mà các doanh nghiệp đặt ra khi tuyển dụng. Khi doanh nghiệp và nhà trường cùng chung tay xây dựng chương trình đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Bà Lâm Thị Minh Thu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn StrongLife cho biết: “Nếu như chúng tôi được góp ý vào các chương trình đào tạo thì các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng mềm nhằm giúp các bạn từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã tự tin và lúc ra trường có thể tham gia vào các công việc chất lượng hơn, hội nhập được quốc tế”.

Từ năm 2023, trường Đại học Thương mại đã phát triển chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế IPOP và đưa vào tuyển sinh năm 2024. Sự thay đổi về cung - cầu lao động đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới chương trình đào tạo, bổ sung những kỹ năng mới cho sinh viên, đặc biệt là kỹ năng số để đáp ứng như cầu của các đơn vị sử dụng lao động.

Đại học Thương mại phát triển chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế IPOP từ năm 2023.

Bàn về chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế IPOP, ông Nguyễn Đức Hiếu - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và tư vấn Hà Nội cho hay: “Đây là chương trình mà chúng tôi nghĩ rằng đáp ứng được nguồn nhân lực cho thị trường lao động hiện nay. Với các tiêu chí là sinh viên được học tập 1/3 thời lượng bằng tiếng Anh thì đây là yêu cầu rất tốt để nhân sự đáp ứng được hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Bên cạnh đó sinh viên được học tập và song hành cùng các doanh nghiệp, đây cũng là một điểm mạnh”.

Mặc dù nguồn nhân lực của thị trường đang thiếu hụt, tuy nhiên, không vì thế mà nhà tuyển dụng lựa chọn những sinh viên không đáp ứng được nhu cầu. Đó là khẳng định của nhiều doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2025, tuyển sinh đại học sẽ không còn xét tuyển sớm. Các phương thức đều được đăng ký và xử lý trên hệ thống tuyển sinh chung.

Sáng nay, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ Tuyên dương các đồng chí cán bộ Đoàn - Hội đạt giải thưởng “Sao tháng Giêng”, các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp năm 2024.

Bốn trường mới nhất vừa công bố phương án tuyển sinh là Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngân hàng TP.HCM và Trường Đại học Mở TP.HCM.

Cuộc thi "Chinh phục robobimi" năm nay, ngành giáo dục Thủ đô, ngành giáo dục quận Tây Hồ lần đầu tiên triển khai công nghệ thực tế ảo, khiến các em học sinh vô cùng hào hứng, bởi ngoài cọ sát về AI, về ngoại ngữ thì các em còn được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ từ công nghệ này.

Sáng nay 4/1, quận Hoàng Mai tổ chức Ngày hội và tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt”.

Hiện nay trên các mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm công khai các dịch vụ học hộ, thi hộ với các mức giá từ 100.000 đồng đến hàng triệu đồng, tùy vào hình thức học, làm bài kiểm tra, thi hộ. Rất nhiều trường đại học dù đã tìm mọi cách ngăn chặn nhưng vẫn phát hiện không ít trường hợp thi hộ.