Đào tạo nhân lực nghệ thuật biểu diễn gặp khó

Mục tiêu đến năm 2030 nước ta sẽ có 930 người được cử đi đào tạo để hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho văn hóa, nghệ thuật dường như đang là thách thức lớn với ngành văn hoá, thể thao và du lịch.

Đại biểu Trình Lam Sinh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đặt câu hỏi về dẫn chứng, theo Báo cáo 136 của Bộ thì đến hết năm 2023, chỉ mới có 56 trường hợp trúng tuyển. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho các cơ sở đào tạo chuyên sâu về văn hóa nghệ thuật trong nước, khi mà lực lượng có chuyên môn và trình độ cao đang dần thưa vắng, có thể dẫn đến sự khủng hoảng về nhân lực trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận.

"Đề nghị Bộ trưởng đánh giá về tình hình thực hiện của đề án hiện nay ra sao và Bộ trưởng có những giải pháp gì để đạt được mục tiêu vào năm 2030?”, đại biểu Trình Lam Sinh đặt câu hỏi.

Các đại biểu đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trình Lam Sinh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho hay: "Nguyên nhân là đối tượng rộng, đầu vào tuyển khó khăn về ngoại ngữ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tham mưu Thủ tướng sớm ban hành chỉ thị, hiện đang lấy ý kiến bộ, ngành và địa phương, với tinh thần tập trung phát triển công nghiệp văn hóa theo hướng sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp, lành mạnh, cạnh tranh và bền vững. Hy vọng đến năm 2030, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đội ngũ văn nghệ sĩ, công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp 7% GDP như mục tiêu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra”.

Bộ trưởng cũng khẳng định, để đạt được mục tiêu này, các giải pháp cần được tiến hành đồng bộ, trong đó du lịch văn hóa được coi là một trong những sản phẩm chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Thời gian tới tiếp tục tập trung đào tạo nguồn nhân lực, công nghiệp văn hóa, bởi nếu không đào tạo thì sẽ không thành công.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Malaysia Fadillah Yusof cùng đoàn đại biểu cấp cao Malaysia sang viếng và dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hôm nay, đất nước và nhân dân đã tiễn biệt một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung và một người Hà Nội giản dị. Mỗi người Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cái quý nhất của con người là Cuộc sống và Danh dự sống" và coi đó là nguồn động viên to lớn, là kim chỉ nam để học tập, rèn luyện và noi theo.

Ngày 26/7, đất nước và nhân dân ta đã đau xót tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, cả đời cống hiến, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân, môt người Hà Nội giản dị, chân tình và gần gũi với quần chúng.

Đúng 15 giờ chiều 26/7, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế cùng gia đình đã kính cẩn nghiêng minh vĩnh biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Đúng 13h, cùng thời điểm tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội) và Hội trường Thống nhất ở TP.HCM, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Lễ truy điệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.

Tại TP. HCM, đúng 12h30 phút, Lễ viếng tại Hội trường Thống Nhất kết thúc. Ngay sau đó, Lễ truy điệu cũng đã được tổ chức đồng thời với Nhà tang lễ Quốc gia.