Đào tạo sau đại học trước yêu cầu mới

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động với nhiều yêu cầu khắt khe, việc học tập nâng cao trình độ là nhu cầu tất yếu, đặt ra những yêu cầu mới với các trường đại học trong việc đổi mới đào tạo sau đại học.

Hiện các cơ sở đại học đang đào tạo sau đại học theo hai định hướng: Định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng. Với các chương trình định hướng ứng dụng thì điều quan trọng là nhà trường phải chuyển hoá được thực tiễn đa dạng của các doanh nghiệp vào chương trình đào tạo. Nói cách khác là phải hiểu doanh nghiệp muốn gì, cần gì để xây dựng chuẩn đầu ra trong việc đào tạo. 

PGS.TS Tăng Văn Nghĩa - Trưởng khoa sau đại học, Trường Đại học Ngoại thương, chia sẻ: "Chúng tôi phải giải quyết là làm sao từ thực tiễn doanh nghiệp rất đa dạng phải được chuyển hoá vào chương trình đào tạo, tính được chuẩn đầu ra của quá trình thực hành tại doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng các xu hướng đào tạo mới của thời đại, quốc tế, khu vực chúng tôi phải gắn được vào chương trình đào tạo. Ngoài ra thời buổi hiện nay công nghệ số, công nghệ AI được áp dụng một cách phổ quát. Làm thế nào để chúng tôi gắn được vào chương trình đào tạo, vào chuẩn đầu ra thì đó là nhiệm vụ của đào tạo sau đại học, đảm bảo trang bị cho người học những kiến thức rất cần thiết phục vụ cho nhu cầu của xã hội".

Trước yêu cầu mới, Trường Đại học Ngoại thương đã ra mắt các mạng lưới chuyên gia và đối tác đồng hành cùng nhà trường trong đào tạo sau đại học. Từ mạng lưới này, doanh nghiệp và nhà trường sẽ có được những hợp tác chuyên sâu, hiệu quả và bền vững hơn. 

Trường Đại học Ngoại thương đã ra mắt các mạng lưới chuyên gia và đối tác đồng hành cùng nhà trường.

PGS.TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, cho hay: "Với đào tạo sau đại học thì có đặc thù khác biệt một chút so với đào tạo bậc đại học. Đó là đào tạo sau đại học thì chúng tôi hướng tới đối tượng là các tổ chức doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi trường đại học sẽ phải hiểu rất rõ về nhu cầu của doanh nghiệp và đưa các nhu cầu này vào trong các chương trình đào tạo. Và với mạng lưới đối tác cùng các chuyên gia đồng hành với chương trình đào tạo sau đại học thì sẽ tạo nên một mạng lưới kết nối. Bản thân các chuyên gia trong mạng lưới khi kết nối với nhau thì sẽ thấy được giá trị của kết nối, tạo nên sức mạnh của các doanh nghiệp".

Phát triển mô hình đào tạo gắn liền với thực tiễn, các trường đại học sẽ có được chuẩn đầu ra mang lại khả năng thực tiễn hơn cho người học. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động với nhiều yêu cầu khắt khe, việc học tập nâng cao trình độ là nhu cầu tất yếu, đặt ra những yêu cầu mới với các trường đại học trong việc đổi mới đào tạo sau đại học.

Sáng 6/10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức chương trình "Chào tân sinh viên Khóa 66 Trường Kinh doanh". Đây là một trong ba trường thành viên trực thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được hình thành từ sự sắp xếp 8 khoa/viện.

Khởi nguồn từ những lớp bình dân học vụ, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô hiện nay đã phát triển cả về lượng và chất, luôn tiên phong đổi mới và khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước, hướng đến vươn tầm khu vực và quốc tế.

Đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho Việt Nam đã đạt thành tích cao nhất từ trước tới nay với 100% thành viên đoạt giải thưởng trong kỳ thi Olympic Toán và Khoa học Quốc tế (IMSO) 2024, xếp hạng thứ 2 toàn đoàn.

Chiều 5/10, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đã phối hợp với Viện Khoa học an toàn Việt Nam tổ chức chuyên đề “Tập huấn kỹ năng giảng dạy phòng chống tai nạn thương tích” cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025.