Dấu ấn 24 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam
Từ phiên giao dịch đầu tiên năm 2000 chỉ có hai doanh nghiệp niêm yết và sáu công ty chứng khoán thành viên, đến nay, HOSE có 511 mã chứng khoán đang niêm yết và giao dịch với giá trị vốn hóa cổ phiếu đạt hơn 5 triệu tỉ đồng, tương đương 50,26% GDP năm 2023.
Hiện nay, quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 200 tỷ USD, thanh khoản trung bình đạt gần 700 triệu USD, tương đương Indonesia, Malaysia, Singapore và chỉ đứng sau Thái Lan trong khối ASEAN.
Đây là kênh đầu tư hấp dẫn của các tổ chức và cá nhân đầu tư, cũng là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt nhiều thách thức, khó khăn, Việt Nam vẫn chịu áp lực lớn trong quản lý, vận hành thị trường, như tình trạng làm giá, thao túng chứng khoán; thông tin công bố của một số doanh nghiệp niêm yết, nhà đầu tư chưa bảo đảm tính minh bạch, chính xác gây thiệt hại cho nhà đầu tư và suy giảm niềm tin thị trường.
Nút thắt lớn nhất được Bộ Tài chính tháo gỡ mới đây là Pre-funding, thực hiện thông qua Dự thảo sửa đổi 4 thông tư. Đó là việc đưa ra giải pháp hỗ trợ thanh toán đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, công ty chứng khoán sẽ đánh giá tín nhiệm của nhà đầu tư ngoại và sau đó cung cấp dịch vụ.
Tính đến cuối tháng 6 năm 2024, số lượng nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt gần 8 triệu tài khoản chứng khoán, tương đương 8% dân số và cũng là con số cao nhất từ trước đến nay.
Nâng cấp thị trường chứng khoán là quyết tâm mạnh mẽ, khát vọng của Việt Nam và được coi là bước đi chiến lược thực hiện mục tiêu chuyển đổi Việt Nam thành quốc gia thu nhập trung bình cao năm 2035 - quốc gia thu nhập cao năm 2045.
Tuy nhiên, để thị trường chứng khoán có bước phát triển thực sự về chiều sâu, chất lượng, rất cần có những xem xét, điều chỉnh và sửa đổi đối với những quy định không còn phù hợp, hoặc đang dần trở thành trở ngại.
Thị trường chứng khoán phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.
Hôm nay 8/9, giá vàng miếng và vàng nhẫn các thương hiệu trong nước được duy trì ổn định.
Sau chuỗi ngày được duy trì ổn định ở mốc 81 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng hôm nay (6/9) bất ngờ giảm mạnh.
Giá vàng thế giới cuối ngày 4/9 giao ngay ở 2.493 USD/ounce, giảm 4 USD/ounce; giá vàng nhẫn trong nước giảm nhẹ ở cả hai chiều.
Giá vàng thế giới ngày 4/9 tiếp đà giảm do chịu áp lực bởi sức mạnh của đồng bạc xanh.
Giá vàng miếng SJC tại thị trường trong nước vẫn đi ngang, nhưng vàng nhẫn quay đầu giảm so với phiên trước đó.
Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) thông báo kế hoạch nâng cấp hệ thống từ tối ngày 31/8 đến 11h ngày 1/9, nhưng đến chiều tối 1/9, thậm chí là tới sáng 2/9, giao dịch của ngân hàng này vẫn chưa thông suốt.
0