Dấu ấn kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội

Những công trình do người Pháp xây dựng độc đáo và tinh tế đến từng chi tiết, làm cho đường phố Thủ đô trở nên riêng biệt, thu hút rất nhiều du khách tham quan, chụp ảnh.

Được xây dựng từ năm 1884 theo lối kiến trúc Gothic cổ điển, Nhà thờ lớn Hà Nội là ngôi thánh đường có lịch sử lâu đời nhất của Thủ đô, được tạo thành từ hai tháp chuông cao và trụ đá lớn nằm ở bốn góc.

Nhà thờ Lớn Hà Nội.

Điểm nhấn ấn tượng của công trình là những ô cửa được thiết kế dáng vòm cuốn nhọn, nổi bật trên nền họa tiết hoa văn được trang trí vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo.

Những bức tường được trát bằng giấy bổi đã nhuốm màu rêu phong càng làm tăng thêm vẻ cổ kính của một công trình có tuổi đời trăm năm. Nằm giữa khu phố cổ đông đúc, Nhà thờ Lớn uy nghiêm dõi theo sự thay đổi từng ngày của Thủ đô, nhắc nhớ về hình ảnh của một Hà Nội nhiều năm về trước.

Nhà hát Lớn Hà Nội.

Phong cách kiến trúc Đông Dương là sự hòa quyện giữa bản sắc văn hóa Việt Nam và phong cách kiến trúc tân cổ điển Pháp, kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại để tạo ra không gian độc đáo, ấm áp và tinh tế, đáp ứng được các tiêu chí về tính thẩm mỹ và ứng dụng cao trong nhiều loại hình công trình.

Ga Hà Nội và cầu Long Biên là những công trình giao thông tiêu biểu được xây dựng mang phong cách kiến trúc Pháp, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thương mà còn là di sản văn hóa mang tính biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Những ngôi nhà lưu giữ nhiều giá trị cả về phương diện văn hóa và lịch sử.

Giữa một đô thị hiện đại và náo nhiệt, các công trình mang kiến trúc cổ điển Pháp trở thành một bộ phận không thể tách rời. Hiện nay, những công trình kiến trúc Pháp được xây dựng tại Hà Nội như Nhà hát Lớn, Ngân hàng Nhà nước hay tòa nhà Bộ Ngoại giao… đang được sử dụng, không chỉ góp phần tạo nên điểm nhấn ấn tượng trong kiến trúc đô thị mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị cả về phương diện văn hóa và lịch sử.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong suốt thời gian xảy ra bão số 3 và hoàn lưu bão, hoạt động tại nhiều nơi tại Hà Nội đôi phần gián đoạn. Ngày hôm nay, trời đã trong xanh trở lại, mọi thứ dần nhộn nhịp, trở lại cuộc sống ngày thường.

Hà Nội những ngày này, nước lũ dâng cao nhiều nơi do lưu lượng nước trên thượng nguồn đổ xuống. Đến làng Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm những ngày mưa lũ, không khó để bắt gặp không khí khẩn trương ở các xưởng làm thuyền tôn.

Tại làng Thuỵ Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), những chiếc sừng khi qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân Lê Thị Thuận, đều trở thành những món đồ tinh xảo, đẹp mắt.

Cơn bão số 3 ập đến, để lại những dư chấn, mất mát, đau thương nhưng cũng đọng lại những câu chuyện cảm động về sự đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần tương trợ lẫn nhau và cả sự bình tĩnh, kiên cường của người dân Hà Nội trong khó khăn, hoạn nạn.

Ở Hà Nội có một khu phố ẩm thực dành riêng cho sinh viên, thường được gọi bằng cái tên “Phố Bách Kinh Xây” (tên gọi tắt của 3 trường đại học là Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân và Xây dựng). Đến đây, các sinh viên không chỉ gọi được những món ăn hợp khẩu vị, mà giá thành cũng rất phù hợp với túi tiền của những người trẻ.

Miến lươn vốn là đặc sản của Hà Nội được nhiều người ưa thích. Hà Nội bây giờ không thiếu những hàng miến lươn, nhưng những quán miến lươn chuẩn Hà Nội lúc nào cũng đông khách.