Dấu ấn lịch sử của 5 cây di sản Việt Nam

Mới đây, 5 cây cổ thụ tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao bằng công nhận là cây di sản Việt Nam. Có từ lâu đời, 5 cây di sản đang là minh chứng sống cho về lịch sử, văn hóa của vùng quê giàu truyền thống này.

Được trồng trước cửa Đình và Miếu thờ ngài Trần Thông ở Làng Khúc Thủy, xã Cự Khê huyện Thanh Oai. Hai cây đa và ba cây muỗm cổ thụ ước tính có tuổi đời từ 200 đến 350 năm. Cao lớn, quanh năm tỏa bóng mát, 5 cây di sản luôn thu hút nhiều dân làng đến nghỉ ngơi mỗi ngày.  

Cao lớn, quanh năm tỏa bóng mát, 5 cây di sản luôn thu hút nhiều dân làng đến nghỉ ngơi mỗi ngày.  

Tôi đã 80 tuổi rồi, nhưng từ khi tôi biết thì cây này đã tồn tại to lớn từ rất lâu rồi. Hàng ngày, chúng tôi đi ngang qua ngắm cây này rất là hứng khởi. Những ai đi xa trở về, khi ngắm cây này đều mang lại một cảm giác hoài niệm với quê nhà. 

Ông Đặng Văn Chinh - Người dân tại thôn Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai.

Để bảo vệ cây di sản quý giá, UBND xã Cự Khê đã thành lập Ban quản lý, duy trì và chăm sóc cây xanh trên địa bàn. 18 thành viên đại diện các ban ngành, đoàn thể là những hạt nhân vận động người dân cùng vào cuộc giữ gìn không gian xanh trên địa bàn.

UBND xã Cự Khê đã thành lập Ban quản lý, duy trì và chăm sóc cây xanh trên địa bàn. 

Chúng tôi cũng có những chỉ đạo và biện pháp từ UBND xã, huyện tới người dân để tuyên truyền về việc bảo vệ các cây di sản, để cho các cây luôn xanh tốt và phát triển. 

Ông Lưu Hồng Thuyên - Trưởng thôn Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai.

Cây di sản được vinh danh không chỉ là niềm vinh dự, mà còn góp phần phát triển du lịch của địa phương.

Cây di sản được vinh danh không chỉ là niềm vinh dự, mà còn góp phần phát triển du lịch của địa phương. Nhận thức cộng đồng cũng được nâng cao trong việc bảo vệ di tích, giữ gìn truyền thống văn hóa cũng như cây xanh và môi trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Máy đào hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ chính thức đi vào hoạt động, khởi đầu cho đoạn tuyến dưới lòng đất. Tại nhà ga S9, công tác chuẩn bị cuối cùng đang được gấp rút triển khai.

Từ 6h sáng đến 18h tối ngày 26/7, Công an TP. Hà Nội cấm tuyệt đối các phương tiện lưu thông trên 11 tuyến đường tại Hà Nội để đảm bảo an ninh, an toàn, phân luồng giao thông phục vụ lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Kiểm toán Nhà nước; Ban Phụ nữ Quân đội; Tổng công ty 789; Hội Nông dân thành phố và huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa gắn với phòng trào "Đền ơn đáp nghĩa".

Từ nhiều năm nay, sân chơi trước khu tập thể B1 - Trần Huy Liệu thuộc phường Giảng Võ, quận Ba Đình đã bị hàng quán kinh doanh lấn chiếm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Đây là nơi an nghỉ của nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước, các nhân sĩ, trí thức và tướng lĩnh lực lượng vũ trang. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị tại nghĩa trang Mai Dịch đã hoàn tất.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà nước ta, đồng chí còn là người con ưu tú, niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.