Dấu ấn sự kiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Với tầm quan trọng của sự kiện kỷ niệm 70 năm, các hoạt động kỷ niệm đã được thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch cụ thể và kết hợp dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm hiệu quả, thiết thực đồng thời tạo ra phong trào thi đua sôi nổi.
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa và bảo đảm an sinh xã hội được đẩy mạnh trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Thành phố đã tổ chức các đoàn đại biểu thăm, tặng quà, dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ, làm việc, tặng quà tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Quảng Trị; thực hiện tôn tạo khu mộ liệt sĩ của Hà Nội tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị.
Thể hiện rõ tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau, thành phố đã hoàn thành việc xoá 1.405 nhà xuống cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), thành phố đã linh hoạt điều chỉnh quy mô, thời gian của 16/47 hoạt động, với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân, chuỗi hoạt động kỷ niệm đã thành công tốt đẹp.
Ngày 10/10/2024, Trung ương và thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, mốc son quan trọng trong tiến trình phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu: "Chúng ta tự hào vì có Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng - nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý của dân tộc Việt Nam. Càng thêm vững tin với sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước; vững tin vào sức mạnh từ cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt Nam để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là ý chí và khát vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của Đảng bộ, nhân dân Thủ đô và đồng bào cả nước; là trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với cha ông và muôn đời sau."
Các chương trình giáo dục truyền thống, văn hóa, nghệ thuật, đối ngoại… đã lan tỏa giá trị văn hóa, lịch sử đến mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm giữ gìn truyền thống của Thăng Long - Hà Nội.
Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô được tổ chức với quy mô lớn thu hút hơn 1,3 triệu lượt thí sinh trên toàn quốc tham gia giúp mỗi công dân thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về lịch sử vẻ vang của Thủ đô, từ đó lan tỏa tình yêu Hà Nội.
Chương trình nghệ thuật chính luận "Hà Nội - Bản hùng ca phố" tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long; Chương trình "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh" được tổ chức công phu, có ý nghĩa giáo dục, văn hóa sâu sắc, được dư luận đánh giá cao.
Đặc biệt với tầm vóc, ý nghĩa sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hoà bình", "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" được tổ chức với quy mô lớn nhất, cách thức tổ chức sáng tạo, người dân là chủ thể của Lễ hội. Qua đó tạo không khí sống động, lan tỏa mạnh mẽ niềm tự hào, kiêu hãnh về Thủ đô Hà Nội ngàn năm Văn hiến, Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo.
Với tinh thần "“khởi công thật, khánh thành thật", các công trình được gắn biển chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô đã bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiến độ. Toàn thành phố đã có 111 công trình với kinh phí là 70.462 tỷ đồng.
Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả đáng tự hào của thành phố trong giai đoạn vừa qua. Chuỗi sự kiện kỷ niệm không chỉ khắc sâu trong lòng người dân Thủ đô mà còn tạo được ấn tượng mạnh mẽ với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế, khẳng định vị thế Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Sáng 3/1, tổ công tác đặc biệt của UBND thành phố về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố họp phiên thứ 6. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh - Tổ trưởng tổ công tác chủ trì phiên họp.
Chiều nay (3/1), Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đơn vị liên quan tập trung tối đa nhân lực, thiết bị để đưa hai dự án cao tốc là Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, về đích trước 8 tháng.
Tuyến đường gom dân sinh tại khu vực đê An Dương Vương trên địa bàn phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, đang bị xuống cấp, hư hỏng nặng, nhất là phần chân đê. Nguyên nhân là do nhiều xe tải trọng lớn chở vật liệu xây dựng ngày đêm di chuyển qua đây.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị.
Chỉ trong ngày 2/1, lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ đã kiểm tra, xử lý gần 11.500 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, nộp kho bạc Nhà nước 33 tỷ 379 triệu đồng.
0