Đầu cơ, thao túng gây nhiễu loạn thị trường bất động sản
Trả giá cao - tạo sốt ảo - kích sóng đất trong khu vực rồi bỏ cọc, sau vụ việc đấu giá đất tại Thủ Thiêm năm 2021, chiêu trò này lại xuất hiện trong các cuộc đấu giá đất ở Hà Nội gần đây.
Tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai - nơi cách Hà Nội tới hơn 30km, đã có thửa đất đấu giá được trả với số tiền hơn 103 triệu đồng/1m2 - gấp ba lần mức giá bình quân trong khu vực. 30 ngày sau, chỉ có 13 người đóng tiền đúng hạn, 55 trường hợp trúng đấu giá khác đồng loạt bỏ cọc, sau khi đã “kích sóng” đất nền ven đô.
Ông Bùi Ngọc Sơn, chuyên gia kinh tế chia sẻ: "Khi làm cho mặt bằng giá của BĐS cao một cách giả tạo, nó sẽ hủy hoại nền kinh tế. Bởi người ta cứ căn cứ vào giá BĐS cao thì người ta sẽ lấy giá thuê mặt bằng làm thương mại cao, mặt bằng sản xuất cao, mặt bằng làm logistic cao. Từ đó, nhà nước dự định làm công trình gì cũng phải lấy rất nhiều tiền từ ngân sách thì mới giải phóng được mặt bằng. Như vậy, nền kinh tế sẽ bị kiệt quệ đi".
Giá bất động sản tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việc “kích sóng” rồi “tạo sốt ảo” còn gây nhiều hệ lụy tới đời sống xã hội.
Mới đây nhất, thửa đất có diện tích 127m2 ở xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ được trả tới 69,8 triệu đồng/1m2 qua đấu giá. Dù cao gấp ba lần so với mặt bằng khu vực, nhưng sau đó, nó vẫn được môi giới chào bán chênh cả trăm triệu đồng. Nghe thì vô lý nhưng đây lại hoàn toàn có chủ ý. Chiêu trò “tạo sốt ảo” nhằm lôi kéo sự chú ý, để người dân tự kích hoạt hội chứng tâm lý FOMO. Sợ mất cơ hội mà những người xung quanh có được, nhiều người đưa ra quyết định sai lầm và mua nhà, đất với giá cao phi lý.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho biết thêm: "Thông thường, khi nhu cầu mua chung cư của người dân tăng lên, lại có những tin đồn là thị trường nóng lên, trong khi nhu cầu rất lớn mà cung rất ít".
Bên cạnh đó, người có nhu cầu thực sự không thể mua được nhà, đất do giá cao phi lý. Nhiều người rút vốn, vay tiền đầu tư vào bất động sản với giá cao, những cơn sốt đất như những năm 2021, 2022 có thể sẽ tái diễn.
TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng: “Phân khúc nhà ở chung cư đang có dấu hiệu 'bong bóng'. Nếu để giá phân khúc này 'tiếp tục vọt về phía trước' thì rất có khả năng 'vỡ bong bóng' vào cuối năm nay, làm cho toàn bộ thị trường rơi vào tình trạng bi quan hơn”.
“Bong bóng” bất động sản ngày càng phình to vì giá nhà, đất neo cao. Đầu cơ sẽ hưởng lợi khi đã “kích sóng” và “thoát” được hàng. Nhiều người sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ khi tiền “chôn” vào nhà, đất mà không bán được. Nhất là đối với chung cư - phân khúc đang thu hút sự quan tâm nhất hiện nay.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.
Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
0