Đấu giá cao để mua rồi bỏ hoang nhiều lô đất
Thửa đất 1A-03 tại khu Đống Đanh - Đồng Cộc ở phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội, được một người trả hơn 262 triệu đồng/m2 trong cuộc đấu giá ngày 19/10/24. Một mức giá cao phi lý vì nơi đây hạ tầng chưa đồng bộ và có điểm hạn chế là gần nghĩa trang.
Đây có thể cũng là lý do mà quanh khu vực có nhiều thửa đất đã được đấu giá năm 2020, nhưng đến nay mới có một số người xây nhà để ở.
Anh Nguyễn Thanh Chương (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: "Giá trúng vượt thị trường, giao dịch khó khăn, đặc biệt việc tiếp cận của người dân có nhu cầu ở thực khó hơn nữa".
Hai thửa đất tại khu X7 phường Dương Nội, mức giá trúng bị đẩy lên hơn 182,7 triệu đồng/m2 khiến người dân ở đây rất bất ngờ, nằm ngoài sức tưởng tượng. Bà Nguyễn Thị Hồng (Dương Nội, Hà Đông) chia sẻ: "Nhà tôi mua năm 2021 chưa đến 60 triệu, giờ giá cao thế này người lao động sao có thể mua nổi".
Không chỉ có một số lô cao bất thường, mặt bằng giá trúng hơn 20 thửa đất còn lại đều từ gần 133 đến hơn 166 triệu đồng/m2, gấp từ 6 đến 8 lần giá khởi điểm và cao hơn nhiều so với mặt bằng trong khu vực.
Theo thống kê 5 năm trở lại đây, hàng trăm dự án đất đấu giá đã được các quận, huyện của Hà Nội đấu giá thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những dự án đáp ứng nhu cầu ở thực thì không ít thửa đất rơi vào tay những người đầu cơ. Om hàng chờ tăng giá nên phần lớn đất bị bỏ mặc hoang hóa.
Không chỉ dự án đất đấu giá cho hộ gia đình, cá nhân, các dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất cho tổ chức, hàng chục năm nay cũng rơi vào cảnh hoang hóa khi nguồn cung vượt nhu cầu. Điển hình là Khu đô thị Thanh Hà và Phú Lương, hay các khu đô thị dọc đường Lê Trọng Tấn thuộc huyện Hoài Đức, hàng hecta đất bị các chủ đầu tư bỏ hoang không xây dựng. Các dãy nhà liền kề, biệt thự xây dựng hàng chục năm nay không có người ở. Một sự lãng khí lớn nguồn lực đất đai, hàng nghìn tỷ đồng bị chôn vào đất. Nguy hại hơn là những hệ lụy cho đời sống, xã hội.
Đầu cơ, găm hàng và thổi giá, câu chuyện đã lặp lại nhiều lần khiến giá nhà đất tăng cao phí lý, vượt xa giá trị thực. Nhiều chuyên gia khuyến nghị những giải pháp can thiệp bằng công cụ tài chính, thuế cùng những quy định chặt chẽ hơn trong đấu giá đất để ngăn chặn tình trạng này.
Chủ tịch UBND thành phố đã ký ban hành Văn bản số 4362 về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh về công tác phòng chống lãng phí đối với tài nguyên đất đai.
Tại Chỉ thị số 47 triển khai Luật số 56 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấm dứt việc sử dụng nhà, đất vào mục đích cho thuê, cho mượn, bố trí làm nhà ở, liên doanh, liên kết... không đúng quy định.
Để đẩy mạnh công tác xử lý các dự án bỏ hoang, chống lãng phí, Hà Nội đang đưa ra nhiều phương án, trong đó, việc chuyển đổi công năng Dự án khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội đang được quan tâm.
Huyện Sóc Sơn sẽ hoãn việc tổ chức đấu giá lại 36 thửa đất đấu giá không thành công ngày 29/11 vừa qua, do bị các đối tượng phá rối trả từ gần 100 triệu đồng đến 30 tỷ đồng/m2. Trước đó, theo kế hoạch, những thửa đất này sẽ được tổ chức đấu giá lại vào ngày mai, 28/12.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 5, quy mô hơn 1.341 ha, tập trung phát triển đô thị, du lịch sinh thái và hạ tầng giao thông hiện đại.
Chiều qua, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án phải "nhanh hơn, quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn".
0