Đấu giá đất đạt hiệu quả khi giá khởi điểm phù hợp

Giá khởi điểm thấp được xác định là một trong những nguyên nhân khiến đất đấu giá thu hút rất đông người tham gia thời gian qua.

Số tiền đặt cọc thấp cũng bị một số người lợi dụng để bỏ cọc sau khi đã thực hiện chiêu trò trả giá cao, tạo sốt ảo, kích sóng đất nền ven đô. Những bất cập này đã được thành phố chỉ rõ và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý điều chỉnh theo hướng nâng giá khởi điểm sát giá thị trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Dự án đấu giá quyền sử dụng đất X1 tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh có tổng diện tích hơn 6.800 m², được chia làm 62 thửa đất. Hạ tầng tại đây đã được hoàn thiện từ cuối năm 2023. Theo kế hoạch dự án này sẽ được đấu giá trong năm 2024. Nhưng nếu áp dụng theo bảng giá cũ thì 1 m² tại đây chỉ ở mức gần 1,5 triệu đồng, nhưng thực tế giao dịch đang quanh mức 30 triệu đồng/m². Sự chênh lệch giá quá lớn khiến cho việc xác định giá khởi điểm gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Hồng Quang – Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Mê Linh cho hay: “Theo quy định của Luật Đất đai 2024, bảng giá đất của thành phố được sử dụng để làm giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay bảng giá đất của thành phố ở một số khu vực thấp hơn so với giá thị trường khoảng 20 - 50 triệu đồng. Như vậy, nếu sử dụng bảng giá đất của thành phố vào trong việc làm giá khởi điểm để đấu giá thì sẽ thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Điều này không phù hợp với nguyên tắc xác định giá khởi điểm phải phù hợp, sát với giá thị trường”.

Đất X1 tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh có tổng diện tích hơn 6.800. m², chia làm 62 thửa đất.

Ngoài khu đất này, huyện Mê Linh hiện còn 3 dự án khác đủ điều kiện đấu giá nhưng chưa xác định giá khởi điểm tại các xã Tiến Thắng, Chu Phan và Tráng Việt.

Trên địa bàn thành phố, hiện còn hàng chục dự án đã hoàn thiện hạ tầng và các thủ tục liên quan, đủ điều kiện đấu giá nhưng chưa xác định được giá khởi điểm nằm ở các huyện như Đông Anh, Quốc Oai, Thạch Thất, Thường Tín, Phú Xuyên. Điểm khó khăn chung chính là giá đất trong bảng giá hiện hành thấp hơn rất nhiều giá thị trường. Bảng giá đất mới thì đang được xây dựng, dự kiến đến 1/1/2026 mới được ban hành. Do đó, các ngành chức năng cần có hướng dẫn cụ thể để các địa phương không bị lúng túng trong việc định giá đất.

Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh - Tổng Giám đốc Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt cho biết: “Theo tôi, UBND các huyện cũng phải mạnh dạn có những văn bản kiến nghị về tính bất cập khi chúng ta áp dụng hệ số K. Nếu như chúng ta vẫn không dám làm để đẩy giá khởi điểm phù hợp sẽ gây ra những hệ lụy đáng tiếc như vừa rồi là trúng giá đất cao và bỏ cọc”.

Những bất cập trong việc xác định giá khởi điểm chưa được xử lý khiến hầu hết các quận, huyện của Hà Nội đã tạm dừng việc đấu giá đất để rà soát lại quy trình thủ tục, phương án theo Luật Đất đai mới. UBND thành phố cũng ban hành văn bản yêu cầu hạn chế việc tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở; ưu tiên việc đấu giá quyền sử dụng đất cho tổ chức thực hiện dự án đầu tư, đảm bảo lựa chọn được chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án theo quy định. Tuy nhiên, với phương án đấu giá nào thì việc định giá đất cũng cần được sớm tháo gỡ vướng mắc, bất cập để giá khởi điểm sát với giá thi trường, tránh bỏ cọc hay thông đồng dìm giá, gây thất thoát cho ngân sách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thanh Oai sẽ dừng các phiên đấu giá 197 thửa đất trong tháng này nhằm đảm bảo công tác đấu giá quyền sử dụng đất theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.

Nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Công trình xanh 2024, những tham luận trong phiên toàn thể về phát triển công trình xanh tại Việt Nam đã đề cập đến nhiều giải pháp quan trọng.

Lượng hàng tồn kho lớn cùng những áp lực về đáo hạn trái phiếu, các ngân hàng siết các điều kiện cho vay khiến doanh nghiệp bất động sản loay hoay trong bài toán xoay xở dòng tiền.

Tại Hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn đến 2030, tầm nhìn 2050, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM cần tránh dàn trải khi phát triển đô thị, đặc biệt cần quan tâm đến mức sống của người dân.

Qua rà soát việc tổ chức đấu giá đất tại 2 huyện Thanh Oai và Hoài Đức thời gian qua, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cho biết đã xác định có 3 vấn đề tồn tại cần khắc phục.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo “Thông tư quy định chi tiết về xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn”.