Đấu giá đất: Làm sao để minh bạch?
Chiều nay, 9/12, tại phiên họp tổ, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội bày tỏ nhất trí với Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố năm 2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2025 và điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp thành phố và các dự thảo Nghị quyết triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Phát biểu tại tổ, các đại biểu HĐND đều nhất trí và đánh giá cao Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của thành phố.
Về một số vấn đề cụ thể như năm 2024 tình trạng giá đất, giá nhà chung cư tăng cao, các đại biểu bày tỏ băn khoăn, lo lắng về tình trạng này, nhất là việc trả giá cao rồi bỏ cọc, bỏ đấu giá gây hiệu ứng tiêu cực cho công tác đấu giá đất.
Theo đại biểu Phùng Tân Nhị (đại biểu HĐND thành phố tổ đại biểu Ba Vì), đấu giá đất là công cụ để Nhà nước thực hiện các chính sách đất đai, tái phân bổ đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất. Đấu giá đất mang lại sự minh bạch và công bằng trong việc tiếp cận đất đai cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, qua nhiều phiên đấu giá đất ở các huyện ngoại thành gần đây đã xuất hiện tình trạng nhiều đối tượng tham gia đấu giá thổi giá lên cao rồi bỏ cọc, đã gây ảnh hưởng đến kết quả của phiên đấu giá.
Do đó, đại biểu đề nghị thành phố có hướng dẫn, chỉ đạo cho phép theo hướng xác định giá đất tương đối sát với giá thị trường, khi đó tiền đóng cọc của các nhà đầu tư sẽ đạt mức lớn, sẽ đảm bảo an toàn và minh bạch hơn.
Cùng quan điểm này, đại biểu Hoàng Anh Tuấn, Đoàn đại biểu HĐND huyện Mê Linh, nhấn mạnh: Nếu không được quản lý chặt chẽ, đấu giá đất có thể dẫn đến tình trạng đầu cơ, đẩy giá đất lên quá cao và gây nhiễu loạn thị trường.
Về vấn đề ô nhiễm môi trường, thành phố đã có nhiều nỗ lực, triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm cho khu vực nội, ngoại thành. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị thành phố cần tập trung triển khai mở rộng ở các khu vực sông khác, sau sông Tô lịch.
Theo đại biểu Đàm Văn Huân – Đại biểu HĐND thành phố tổ đại biểu quận Thanh Xuân, những năm trước đây mặc dù thành phố đã có nỗ lực trong cải thiện tình trạng nguồn nước sông Tô Lịch, tuy nhiên hiện nay sông Tô Lịch ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân.
Đề xuất giải pháp cải thiện tình trạng này, ông Đàm Văn Huân chỉ rõ: các quận huyện cần phát động phong trào tự chủ, khởi động lại các trạm bơm nông nghiệp tại các địa phương. Đây là giải pháp để sông Tô Lịch sớm xanh – sạch trở lại.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, đại biểu HĐND quận Hà Đông, khẳng định đã đến lúc cần phải xem xét và đầu tư. Hiện nay, thành phố đã có kế hoạch, lộ trình cho từng vùng thu gom rác để xử lý.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng thành phố cần xây dựng quy chuẩn về chỉ số không khí, môi trường. Mặt khác theo lộ trình đến năm 2035 Hà Nội sẽ sử dụng 100% xe bus xanh, để đạt được mục tiêu này, các đại biểu nhấn mạnh thành phố phải chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc chuyển đổi phương tiện đang khai thác cũng như đầu tư mới phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh. Có như vậy mới đảm bảo đáp ứng được mục tiêu, lộ trình chung đã được nêu trong đề án.
Những ý kiến phát biểu sẽ được các tổ tổng hợp và trình HĐND xem xét trong phiên họp sắp tới.
Sáng nay 12/12, HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thị Tuyến và ông Nguyễn Quang Đức.
Chi nhánh Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, từ ngày 15/12/2024, đường sắt triển khai bán vé tháng phục vụ hành khách đi tàu tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy từ ngày 1/1/2025.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch về phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố năm 2025, gồm điện rác và điện năng lượng mặt trời.
Trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn lần thứ nhất của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc, ngày 11/12, đông đảo đại biểu quốc tế đã tham quan làng rau Trà Quế (Quảng Nam), làng du lịch tốt nhất vừa được tổ chức này vinh danh.
Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại Bảo tàng Hà Nội và các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố, mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.
Thống kê sơ bộ từ các tỉnh thành, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch thưởng Tết năm 2025 cho người lao động tối thiểu là 1 tháng lương. Các chuyên gia cũng dự báo tiền thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn năm trước.
0