Đầu năm mua muối, nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng

Từ xưa, phong tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” đã trở thành nét văn hóa trong đời sống và tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Vào dịp Tết Nguyên đán, sau đêm Giao thừa hoặc những ngày đầu năm mới, khi đi lễ chùa, đi chợ..., nhiều người vẫn có thói quen mua một gói muối nhỏ mang về nhà vừa để dùng, vừa để cầu may mắn.

Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình.

Cũng xuất phát từ câu tục ngữ “gừng cay muối mặn”, mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm, nó mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.

Mua muối đầu năm đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt

Mua muối đầu năm đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt. Việc mua muối đầu năm của mỗi gia đình thường bắt đầu trong buổi sớm mồng 1 Tết. Chính vì thế, ngay từ sáng mồng 1 Tết, tại các vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiều người đi bán muối dạo qua khắp các con phố, đường làng hoặc mang thúng muối ra bán ngay trước cổng chùa, đình, hay đền.

Những tiếng rao bán muối ngày đầu năm mới, từ bao giờ đã trở thành một nhịp trong nhịp sống của người dân Hà Nội. Sớm tinh mơ, những tiếng rao phá tan sự tĩnh lặng của ngày đầu năm mới, len lỏi qua các con ngõ, từng lối đi. Những gói muối nhỏ ngày Tết thường không tính đến giá trị thực của hàng hóa. Và những người bán, họ không phải là những người bán muối chuyên nghiệp.

Theo thời gian, việc bán và mua muối được quan tâm hơn về mặt hình thức, từng gói muối cũng trau chuốt hơn

Sau khi đem muối về nhà, mọi người thường chia thành các túi nhỏ để tiện cất giữ. Theo thời gian, việc bán và mua muối được quan tâm hơn về mặt hình thức, từng gói muối cũng trau chuốt hơn khi được người bán gói, bọc cẩn thận trong những chiếc túi hoặc chiếc hộp nhỏ xinh xắn, thắt nơ và có dây cầm.

Giờ đây, tuy với nhiều gia đình muối không phải là thứ gia vị được dùng nhiều như xưa, nhưng mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cùng với những phong tục, tập quán khác thì mua muối đầu là một phần không thể thiếu đối với người dân. Đó là một nét đẹp trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc cần được duy trì.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.

Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.

Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.