Đấu thầu vàng có thực sự giúp tăng nguồn cung?

Phiên đấu thầu vàng thứ 6 đã có kết quả khả quan hơn so với các phiên trước. Đến chiều cùng ngày, giá vàng đã giảm theo đà thế giới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại phiên giảm giá của vàng miếng SJC trên toàn thị trường có thể chỉ là quãng nghỉ trước khi bước vào đợt tăng giá mới.

Theo kết quả phiên đấu thầu vàng miếng sáng 14/5 của Ngân hàng Nhà nước, đã có 8 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng 8.100 lượng vàng. Giá trúng thầu sáng 14/5 rơi vào khoảng 87.7 triệu đồng/lượng, cao hơn 1,7 triệu đồng so với giá SJC mua vào và thấp hơn gần 1,3 triệu đồng so với giá bán ra.

Mặc dù kết quả phiên đấu thầu hôm nay đã có sự khởi sắc hơn hai phiên đã đấu thầu thành công trước đó khi có gần 50% lượng vàng trúng thầu, các chuyên gia lo ngại cách làm của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn bất cập.

Kết quả phiên đấu thầu hôm nay đã có sự khởi sắc hơn hai phiên đấu thầu thành công trước đó.

Chuyên gia kinh tế  Phạm Xuân Hòe nhận định: "Nếu như chúng ta vẫn đấu thầu giá vàng theo giá mặt bằng chung trong nước, tôi nghĩ sẽ rất khó. Nếu chúng ta thay đổi phương án tiếp cận theo hướng sử dụng giá vàng nhập khẩu vào cộng thêm tất cả các chi phí chế biến, chế tác, thuế cộng vào cùng với một phần lợi nhuận thì giá vàng can thiệp sẽ tụt xuống và chính nó cũng sẽ tác động lên thị trường".

Người dân đổ xô đi mua khiến vàng tăng giá.

Không đánh giá thấp các nỗ lực để bình ổn thị trường, ví dụ như đấu thầu, nhưng nhiều chuyên gia tỏ ra băn khoăn về sự quyết liệt của cơ quan quản lý Nhà nước đối với mặt hàng nóng như là vàng. Bên cạnh yếu tố tâm lý thị trường, tâm lý đám đông khi người dân đổ xô đi mua khiến vàng tăng giá thì câu chuyện về nguồn cung, chấm dứt độc quyền và nhập khẩu vàng vẫn chưa được đưa ra mổ xẻ triệt để.

Hàng chục năm trời, không có một lượng vàng miếng nào được cung cấp ra thị trường mà chủ yếu nằm trong két của nhà dân hoặc được mua đi bán lại. Vậy căn cứ nào để tin rằng nguồn cung sẽ được cải thiện chỉ bằng vài phiên đấu thầu trồi sụt?

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làng Vũ Đại (Hà Nam) đang chuẩn bị bước vào giai đoạn sản xuất cá kho phục vụ Tết Nguyên đán, với giá bán từ 500 nghìn đến 1,5 triệu đồng/nồi tùy kích thước.

Thị trường quất Tết năm nay tại Hà Nội dự báo sẽ biến động mạnh về giá. Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, nhiều vườn bị thiệt hại nặng nề khiến nguồn cung giảm, đẩy giá quất tăng 15-20% so với năm trước.

Giá lợn hơi tăng mạnh và duy trì ở mức cao, hiện đạt 64.000-68.000 đồng/kg, dự báo tiếp tục tăng lên 71.000 đồng/kg trong cao điểm tiêu thụ Tết.

Cục Thống kê Hà Nội cho biết, thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024 dự kiến đạt trên 2 tỷ USD, tăng 78% so với năm 2023.

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến hết ngày 15/12 đạt trên 747 tỷ USD.

Tổng cục Thuế cho biết cơ quan thuế đã thu hồi gần 4.300 tỷ đồng của 6.500 người nợ thuế qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh.