Đấu thầu vàng lần 5, giá sốc 85,3 triệu đồng/lượng

Sau khi giá vàng miếng SJC lên đỉnh mới 87,5 triệu đồng/lượng trong ngày hôm nay, Ngân hàng Nhà nước thông báo tiếp tục đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày 8/5 với gần 17.000 lượng vàng.

Dù đã 3 lần thất bại và nhiều chuyên gia nhận định mức giá tham chiếu quá cao, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục nâng giá cọc lên 85,3 triệu đồng/lượng. Tại thông báo đấu thầu vàng lần thứ 5 của Ngân hàng Nhà nước, khối lượng vàng đem ra đấu thầu không đổi, như các lần trước là 16.800 lượng vàng.

Tuy nhiên, giá cọc lần này là 85,3 triệu đồng/lượng, tăng 2,4 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần 4 và tăng 4,6 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần 1. Trong khi giá vàng SJC hiện đang được các doanh nghiệp mua vào - bán ra ở mức 85,1-87,5 triệu đồng/lượng.

Tại thông báo đấu thầu vàng lần thứ 5 của Ngân hàng Nhà nước, khối lượng vàng đem ra đấu thầu không đổi, như các lần trước là 16.800 lượng vàng.

Một điều hết sức vô lý, khi thị trường đang bán với giá đó mà anh còn đưa ra mức giá đấu thầu cao hơn là khó có thể chấp nhận được. Mà mục tiêu của chúng ta là gì, là kéo thấp giá. Nên quan điểm cá nhân của tôi là phải thấp hơn giá thị trường để doanh nghiệp mua được, người ta bán với giá thấp hơn và có lãi, chứ không thể hiện nay bằng giá thị trường mà lại cộng với lãi của họ nữa thì giá bán chỉ có tăng.

Ông Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế.

Ngoài giá cọc thay đổi, khối lượng đặt thầu tối thiểu giảm còn bằng một nửa so với các phiên đấu thầu tổ chức trước đó.

Tổ chức đấu thầu vàng lần 5 vào ngày 8/5/2024.

Cụ thể, khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 7 lô (tương đương 700 lượng vàng) thay vì tối thiểu 14  lô (tương đương 1.400 lượng vàng) như các phiên trước. Khối lượng đấu thầu tối đa của một thành viên vẫn là 2.000 lượng, bằng với các phiên trước.

Động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước được kỳ vọng sẽ giúp tăng cung vàng trên thị trường và hạ nhiệt giá vàng. Tuy nhiên, sau một loạt phiên đấu thầu thất bại, giá vàng SJC đã tăng mạnh và liên tiếp thiết lập mức kỷ lục mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và áp lực phải tối ưu hóa chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xanh hóa sản xuất. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu để hướng đến phát triển kinh tế bền vững.

Doanh thu sụt giảm mạnh, nhiều công ty con báo lỗ từ năm ngoái cho tới nay, lỗ lũy kế lên đến mức nghìn tỷ, nhiều khoản đầu tư có nguy cơ mất vốn - đó là thực trạng của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Xi măng Vicem) được thanh tra Bộ Tài Chính công bố mới đây.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 9 tháng năm nay đã vượt mốc 100 tỷ USD.

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.