Dạy lịch sử qua các hoạt động ngoại khóa

Hiện nay, các nhà trường đã đổi mới rất nhiều trong cách dạy và học để môn lịch sử trở nên hấp dẫn hơn với học sinh.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lịch sử địa phương đối với học sinh, nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô đã chú trọng lồng ghép tuyên truyền, giảng dạy trong một số môn học và các hoạt động ngoại khóa, qua đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước trong thế hệ trẻ.

Trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm) là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhiều năm đứng trên bục giảng. Các thầy cô giáo luôn muốn kể cho học trò của mình về quãng thời gian đó, về lịch sử ngôi trường Thăng Long.

Các tiết dạy lịch sử địa phương đã trở nên sinh động hơn khi học sinh trải nghiệm công nghệ tìm hiểu lịch sử qua mã QR – được Quận đoàn Hoàn Kiếm triển khai tại nhiều địa chỉ đỏ trên địa bàn quận.  Trường Tiểu học Thăng Long là một trong số đó. Công trình “Bản đồ số địa chỉ đỏ” được khánh thành hồi tháng 2 năm 2024, tích hợp thuyết minh bằng tiếng Anh và Việt. Chỉ một thao tác chạm đơn giản, lịch sử hình thành và phát triển của Trường tiểu học Thăng Long, ngôi trường in bóng những danh nhân đã được giới thiệu rõ nét.

Các tiết học lịch sử đã dần trở nên sinh động hơn

Giáo dục lịch sử địa phương là một nội dung quan trọng trong giáo dục phổ thông. Nhưng làm thế nào để các kiến thức lịch sử trở nên sinh động, lại phụ thuộc vào các nhà trường và thầy cô. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên giảng dạy, tiến hành lồng ghép, liên hệ thực tế qua các môn học. Tư liệu lịch sử phải đảm bảo tính khoa học, sinh động, phù hợp với học sinh từng cấp học, để các em có thể hình dung được một cách khái quát nhất về lịch sử hình thành, phát triển và truyền thống của quê hương.

Nhiều trường học đã chú trọng lồng ghép lịch sử trong một số môn học và các hoạt động ngoại khóa

Ngoài việc dạy và học trên lớp, để đánh giá chính xác mức độ tiếp thu, tinh thần, thái độ của học sinh nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả giảng dạy, các trường đã có nhiều cách làm hay như: tổ chức các phần thi hỏi - đáp trong các tiết học, buổi sinh hoạt; lồng ghép vào các đề kiểm tra; tổ chức tham quan các di tích lịch sử... Đa số học sinh đều tỏ ra hào hứng khi được tham gia các hoạt động về nguồn, tích cực tương tác với giáo viên trong các tiết học lịch sử địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.