Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế

Chiều tối 2/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển năm 2024 và thời gian tới. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Hội nghị được tổ chức sau một năm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15 ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển và sau 03 tháng triển khai kết quả Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra là phải phát triển nhanh và bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội, văn hóa, môi trường; hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư, các đối tác.

Toàn cảnh Hội nghị chiều tối 2/4

Theo đó, cần tiếp tục kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, giữa ngoại lực và ngoại lực, phát huy tối đa tiềm lực đất nước để phát triển; “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần ba cùng “cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển” và giữ vững bản lĩnh, không quá say sưa với thắng lợi và khi thuận lợi, bĩnh tĩnh, kiên trì khi gặp khó khăn, thách thức, tuân thủ và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, việc xử lý tham nhũng, tiêu cực được thực hiện đồng bộ chặt chẽ với công tác cán bộ, rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn, có lý, có tình khiến các đối tượng đều “tâm phục, khẩu phục”.

Chiều 4/7, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về báo cáo tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó Hoa Kỳ xếp Việt Nam trong danh sách theo dõi đặc biệt.

Chiều tối 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Thủ đô Seoul về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ 30/6 đến 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Han Duck Soo.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, HĐND thành phố Hà Nội, hai nội dung chính trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 3/7 là việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ tại các cơ quan nhà nước thuộc thành phố Hà Nội; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố.

Chiều 2/7, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki tới chào xã giao nhân nhiệm kỳ mới tại Việt Nam.

Sáng 2/7, HĐND thành phố Hà Nội đã có báo cáo tổng hợp ý kiến của các đại biểu thảo luận tại các tổ chiều ngày 1/7. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã trả lời, làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm.