Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền Thủ đô

Để đảm đương, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ khi sửa đổi Luật Thủ đô, các đại biểu Quốc hội cho rằng, ngay trong Luật Thủ đô (sửa đổi), cần đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế. Đây là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo.

Khẳng định Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, mong muốn xây dựng phát triển xứng tầm với vị thế, vai trò, đảm bảo trở thành trung tâm lớn về chính trị, văn hóa, xã hội, là Thủ đô xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại. Vì vậy, các đại biểu Quốc hội đều thống nhất sự cần thiết ban hành Luật và cơ bản tán thành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội

Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội nêu ý kiến: “Khuyến khích và tạo thuận lợi hơn cho các nhà khoa học thì cần sửa đổi, bổ sung và khoán các gói sản phẩm trung gian của đề tài. Sửa đổi Khoản 4, Điều 25 theo hướng giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng một chương trình khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo hướng trọng tâm, trọng điểm có tính liên ngành, liên tục, giải quyết triệt để một số vấn đề hay lĩnh vực quan trọng nào đó mà thành phố cần gắn với sản phẩm cuối cùng mang thương hiệu của thành phố.”

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội bày tỏ: “Luật nên phân cấp, trao quyền cụ thể cho cho Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thành phố. Việc trao thẩm quyền rõ ràng sẽ không sợ bị lạm quyền hay làm phá vỡ quy hoạch; đồng thời luật cũng không nên quy định quá chi tiết sẽ vướng trong quá trình thực hiện.”

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội

Thống nhất quan điểm Thủ đô Hà Nội cùng với các đô thị lớn của nước ta đang gánh vác những trọng trách lớn, các đại biểu nhất trí cao với các nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là phải tăng thẩm quyền mạnh cho Thủ đô, để xây dựng, phát triển Thủ đô đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cử tri và nhân dân cả nước.

Đại biểu Tạ Thị Yên, Đoàn Quốc hội tỉnh Điện Biên

Đại biểu Tạ Thị Yên, đoàn Quốc hội tỉnh Điện Biên cho rằng: “Tôi đánh giá cao các quy định phân cấp, phân quyền cho chính quyền Thủ đô. Trong quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô, bảo đảm thực hiện quy hoạch, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị để thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 15 của Trung ương về tập trung triển khai quy hoạch đầu tư xây dựng ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống. Quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị,  không gian xanh và không gian công cộng, tạo sự linh hoạt cho thành phố Hà Nội. Tôi nhận thấy cần thiết bổ sung vào dự thảo Luật một điều khoản để làm sao cho việc quy hoạch đô thị ven sông Hồng, sông Đuống trở thành điểm đột phá, nâng tầm cảnh quan không gian và phát triển Hà Nội văn minh, hiện đại hơn”.

Đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn Quốc hội tỉnh Đồng Nai

“Việc giao thẩm quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân là hợp lý, bởi dự án nhóm B, nhóm C, nhất là trong bối cảnh Hà Nội đang triển khai nhiều nhiệm vụ, đa phần là các dự án nhỏ thì việc đợi đến kỳ họp của Hội đồng nhân dân là không cần thiết. Có thể điều chỉnh về thời gian, tiến độ, về giá,... cần việc điều chỉnh rất nhanh, do đó Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định rồi báo cáo Hội đồng nhân dân là hợp lý. Từ phân tích trên, đại biểu bày tỏ đồng tình với quy định này trong dự thảo Luật”, đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn Quốc hội tỉnh Đồng Nai nêu ý kiến.

Các đại biểu Quốc hội nhất trí cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) với những nội dung cơ bản như trong tờ trình của Chính phủ, để xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước; phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực như các nghị quyết của Đảng đã yêu cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Sáng 5/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao Quyết định bổ nhiệm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Sáng 5/9, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ khai giảng năm học mới với thầy và trò trường Tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ.

Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động được Ban Bí thư điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.

Sáng 4/9, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 20, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024.

Sáng 4/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu được tôn vinh trong phong trào thi đua "Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" giai đoạn 2019-2024.