Đẩy mạnh phát triển nhân lực bền vững cho doanh nghiệp
Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thực hiện đầy đủ các chính sách về lao động, tăng cường đối thoại với người lao động sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
Ngành dệt may là đơn vị có lực lượng lao động đông đảo và đa thế hệ. Đại diện doanh nghiệp dệt may Việt Thắng Jeans cho biết, mức lương không còn là yếu tố hàng đầu để giữ chân nhân tài. Người lao động ngày càng quan tâm đến các giá trị mà họ nhận được, bao gồm sự công bằng, đảm bảo quyền lợi, an toàn, sức khỏe lao động và tính linh hoạt trong công việc.
Theo các chuyên gia, hiện những doanh nghiệp lớn thu hút người tài bằng cách quan tâm đến đào tạo, tạo cơ hội phát triển cho người lao động giúp tỷ lệ nghỉ việc giảm đi, tăng năng suất lao động. Trong khi, điều này lại đang rất hạn chế tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tiến sĩ Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân chia sẻ: "96% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn, chủ sở hữu rất là 'mỏng'. Do đó, khi nguồn vốn mỏng như thế mà muốn chi cho bất cứ một thứ gì, họ đều phải cân nhắc rất nhiều. Tuy nhiên, nếu không có lương thưởng cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt, môi trường lao động có thể phát triển được và hình ảnh doanh nghiệp tốt, các lao động có thể sẽ di chuyển sang các doanh nghiệp khác vì cạnh tranh thị trường lao động rất gay gắt".
Bà Trần Thị Thúy Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam cho rằng: "Đầu tư cho nhân lực chưa bao giờ là đầu tư lãng phí bởi vì khi người lao động họ có trình độ cao hơn, họ ứng dụng khoa học công nghệ cao hơn thì năng suất sẽ cao hơn".
Các chuyên gia nhận định, đầu tư về con người không phải bài toán ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp có tầm nhìn bền vững chắc chắn phải quan tâm đến vấn đề nguồn lực bền vững. Bởi hiện nay thế giới đánh giá mức độ phát triển không chỉ ở từng doanh nghiệp, mà đánh giá theo chuỗi cung ứng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam đang muốn tham gia chuỗi sản xuất quốc tế thì phải tiệm cận được tiêu chuẩn của họ.
Giá vàng hôm nay 1/11 đồng loạt rơi thẳng đứng do giá vàng thế giới đảo chiều giảm mạnh. Vàng miếng giảm nửa triệu đồng, còn giá vàng nhẫn hạ 300.000 đồng/lượng.
Giá gas bán lẻ tại thị trường trong nước tiếp tục tăng theo giá thế giới kể từ ngày 1/11. Đây là tháng thứ tư liên tiếp giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng.
Sau 5 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường châu Mỹ tăng gần gấp đôi và xuất siêu ở các thị trường này tăng gần gấp 3 lần, góp phần tích cực cho ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua.
Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết: Tính đến thời điểm này, tới 80% công việc của ngành ngân hàng được xử lý trên kênh số, khoảng 66% số lượng giao dịch được thực hiện trên kênh số, thậm chí có nơi số hóa đạt tới 95%.
Sau khi đạt mức cao kỷ lục 2.790 USd/ounce, giá vàng thế giới ngày 1/11 đã bất ngờ quay đầu lao dốc. Trong khi đó, giá vàng trong nước vẫn giữ mốc cao kỷ lục trong lịch sử.
Thị trường chứng khoán ngày 31/10 ghi nhận phiên hồi phục khá tích cực mặc dù rung lắc về cuối phiên. Điểm nhấn trong phiên giao dịch là sự bứt lên nhanh chóng của nhóm ngân hàng và bất động sản.
0