Đẩy mạnh quảng bá tinh hoa ẩm thực Việt
Ẩm thực cũng giúp khẳng định giá trị thương hiệu quốc gia. Thời gian qua, công tác quảng bá ẩm thực Việt được đẩy mạnh cả trong và ngoài nước.
Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm nay có sự tham gia của 16 đại sứ quán các nước tại Hà Nội và 8 tỉnh, thành phố. Tại lễ hội, đại sứ quán các nước, các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã gặp gỡ, giao lưu, trưng bày quảng bá sản phẩm, trao đổi, ký kết hợp tác kinh doanh.
Điểm nhấn của lễ hội là hoạt động bảo vệ, quảng bá, giới thiệu Di sản văn hóa phi vật thể phở Hà Nội, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa Thủ đô. Với con số gần 11 vạn người tham dự, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội đã để lại dấu ấn trong chuỗi hàng loạt các sự kiện văn hóa, giao lưu, quảng bá và xúc tiến thương mại dịp cuối năm.
Không chỉ trong phạm vi trong nước, nhiều sự kiện văn hóa - du lịch kết hợp quảng bá ẩm thực Việt liên tục được tổ chức tại nước ngoài. Tháng 10 vừa qua đã diễn ra Lễ hội Phở tại Hàn Quốc. Tháng 11 đã diễn ra Lễ hội ẩm thực và giao lưu văn hóa Việt Nam – Malaysia; Lễ hội văn hóa ẩm thực tại Macau (Trung Quốc). Những sự kiện này không chỉ giúp lan tỏa giá trị ẩm thực Việt mà còn thúc đẩy du lịch, thương mại và văn hóa đối ngoại.
Một du khách Trung Quốc chia sẻ: "Tôi rất thích các món ăn Việt Nam, món phở tôi được thưởng thức tại lễ hội năm nay có hương vị đặc biệt và như nhiều bạn bè đã thưởng thức cùng chia sẻ là chuẩn vị Việt. Ngoài ra tôi cũng ấn tượng với món nem cuốn bởi có khá nhiều rau, hương vị mát, được hòa quyện với nước chấm chua ngọt".
Bên cạnh giá trị về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, sự độc đáo, hấp dẫn của ẩm thực Vệt Nam được xác định là một trong những yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy thu hút khách du lịch.
Khi kết thúc mô hình tổng cục, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời kiến nghị thành lập các Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Chiều 8/1, tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Binh chủng Hóa học phối hợp với Quân khu 1, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng Thông tin liên lạc, tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia năm 2024.
Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách của thành phố.
Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.
Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.
0