Đẩy mạnh tiêu dùng nội địa hỗ trợ tăng trưởng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 tăng 9,6% so với năm trước. Còn trong tháng đầu tiên của năm 2024, con số này ước đạt hơn 524 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1%. Thị trường nội địa là điểm tựa cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động.

Trước đây, thị trường nội địa xe đạp chỉ chiếm khoảng 40% tỷ trọng sản lượng hàng năm của Công ty cổ phần Thống nhất Hà Nội, còn năm nay đơn vị này dự ước sẽ tăng lên 70-80%. Phát triển thị trường nội địa có thể bù lại thị trường xuất khẩu, giúp doanh nghiệp vượt khó.

Sự đồng bộ trong các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng đang tạo ra lực đẩy cần thiết cho tăng trưởng kinh tế.

Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế, con số này tương đương lượng khách quốc tế đến nước ta vào năm 2019, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Sự phục hồi của ngành du lịch hậu Covid tiếp tục tạo đà tăng vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

Chi tiêu, tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 60 - 65% GDP, trong đó hộ gia đình khoảng 50 - 55% GDP. Đây cũng là một trong 3 trụ cột chính của tăng trưởng kinh tế bên cạnh đầu tư, xuất khẩu và cũng sẽ tạo đà cho tăng trưởng chung năm 2024 ở mức 6 - 6,5%, mà Quốc hội đã thông qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua, tại phiên 5/9, do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, khả năng nguồn cung từ Libya tăng lấn át việc kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Riêng trong ngày mai, Vietjet Air sẽ ngừng khai thác gần 90 chuyến bay, Bamboo Airways hủy 14 chuyến.

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Trong 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng nông nghiệp đều tăng. Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD.

Một số ngân hàng đầu tư lớn toàn cầu vừa giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2024.