Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, gỡ khó cho doanh nghiệp

Trong những quý còn lại của năm, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa vẫn là yếu tố then chốt mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế Thủ đô.

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 6,5 -7%. Mặc dù kinh tế quý I đã có nhiều điểm sáng, song các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Dù muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài, nhưng còn gặp một số vướng mắc trong thủ tục kiểm định sản phẩm nên Công ty cổ phần Nhôm Yangli xác định tập trung vào thị trường nội địa để đạt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm nay.

Ông Đỗ Văn Thắng, Trưởng Phòng kỹ thuật Công ty cổ phần Nhôm Yangli ,cho biết: "Năm 2024 chúng tôi tăng cấp về mẫu mã và màu sắc vì nhu cầu khách hàng trong nước tăng cao hơn. Bên cách phương pháp bán hàng truyền thống chúng tôi triển khai bán hàng online như bán trên face book, zalo, tiktok...".

Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, gỡ khó cho doanh nghiệp

Đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử là một trong những giải pháp kích cầu nội địa. Sàn thương mại điện tử  không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận được mạng lưới khách hàng trong nước và quốc tế mà còn cùng với doanh nghiệp xây dựng chương trình hỗ trợ về giá với nhiều ưu đãi để kích cầu tiêu dùng.

Đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử cũng là một trong những giải pháp kích cầu nội địa.

Ông Nguyễn Lâm Thanh - Giám đốc chính sách Tiktok tại Việt Nam, cho biết: "ở trên nền tảng chúng tôi đều có sự đào tạo hoặc hỗ trợ về chính sách và giá cho người tiêu dùng, đặc biệt các sản phẩm nội địa ở trên nền tảng tiktok có các chương trình livetream..." .

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh tăng trưởng về doanh thu cho doanh nghiệp.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mùi - Uỷ viên UB Chính sách Tài chính và Tiền tệ quốc gia: "nếu tình trạng tiêu dùng như quý I vừa qua, mặc dù được đánh giá khởi sắc nhưng để đạt được mục tiêu đặt ra phải kích cầu mạnh hơn nữa...".

Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Khuyến mại tập trung năm 2024, dự kiến thu hút 1000- 2000 doanh nghiệp, nhằm kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh tăng trưởng về doanh thu cho doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp SME) ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại.

Thị trường sản phẩm Halal tại Trung Đông đầy tiềm năng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng cơ hội khai thác.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với đối tác để nắm bắt thông tin sớm về khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại mặt hàng xuất khẩu.

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của Việt Nam cũng như của châu Á, Vinamilk vừa được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á.

Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 6 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng ước đạt gần 30.000 tỷ đồng, bằng 94% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng chỉ đạt 45% kế hoạch năm 2024.