Đẩy mạnh tuyên truyền an toàn giao thông đối với học sinh

Thực hiện chỉ thị 31 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đối với học sinh, thời gian này, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức nhiều buổi học ngoại khoá với các kiến thức về trật tự an toàn giao thông cho hàng trăm nghìn học sinh trên địa bàn. Đặc biệt, là tại những điểm trường có tình hình giao thông phức tạp.

Tại buổi ngoại khoá sáng ngày 15/4 ở trường THCS Nguyễn Phong Sắc quận Hai Bà Trưng, kiến thức về luật giao thông như: biển báo, quy tắc tham gia giao thông vốn dĩ khô khan, nhàm chán lại được các em học sinh thể hiện thông qua các tiết mục văn nghệ sôi động.

Tại buổi ngoại khoá, kiến thức về luật giao thông vốn dĩ khô khan, nhàm chán lại được các em học sinh thể hiện thông qua các tiết mục văn nghệ sôi động

Đó là một trong những hoạt động diễn ra vào tiết chào cờ đặc biệt sáng 15/4 của trường THCS Nguyễn Phong Sắc. Đặc biệt, buổi ngoại khoá cũng có sự xuất hiện của các cán bộ CSGT đường bộ số 4 đến tuyên truyền kiến thức về luật giao thông đường bộ cho các em học sinh.

Mặc dù đã bước vào những tháng cuối năm học nhưng việc đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh vẫn được Phòng Giáo dục quận, nhà trường và các cơ quan chức năng quan tâm.

Việc đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh vẫn luôn được Phòng Giáo dục quận, nhà trường và các cơ quan chức năng quan tâm

Đối với mỗi lứa tuổi các giáo trình giáo án lại được những tuyên truyền viên là các chiến sĩ CSGT thay đổi sao cho phù hợp để các em dễ hiểu, dễ tiếp thu. Những tình huống giao thông gần gũi với đời thường để từ đó các em có nhận biết, nhận thức tham gia giao thông đúng luật

Thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, từ năm 2023 đến tháng 2/2024, cả nước đã có gần 900 vụ tai nạn giao thông xảy ra liên quan an toàn giao thông cho đối tượng học sinh. Thời gian qua, Hà Nội đã kết hợp với các đơn vị, tổ chức triển khai nhiều cách khác nhau như xây dựng mô hình cổng trường an toàn, tổ chức các buổi tuyên truyền an toàn giao thông, tăng cường xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến đối tượng học sinh.

Nếu kết hợp tốt cả việc tuyên truyền của các cán bộ địa phương với nhà trường và gia đình, cùng với các biện pháp xử lí vi phạm khác sẽ ngày càng nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an toàn giao thông học đường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 21/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã vào cuộc xác minh và tìm ra những học sinh liên quan đến clip được đăng tải trên mạng xã hội vào sáng 20/11 về nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, mặc đồng phục học sinh, cầm theo cờ điều khiển xe máy trên phố.

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, thủ đoạn cài đặt phần mềm dịch vụ công “giả mạo" tuy không mới, nhưng vẫn còn nhiều người dân ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí, mất cảnh giác nên đã "sập bẫy" thủ đoạn này.

Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.

Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.