Đề án 1 triệu căn nhà ở XH vướng ba vấn đề
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ Xây dựng đang tiếp tục đôn đốc và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng tỉnh, thành.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, nhà ở xã hội là vấn đề “nóng” và bức thiết, bởi đây là phân khúc bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực thay vì các sản phẩm phục vụ đầu tư, đầu cơ.
Vướng mắc đầu tiên là quỹ đất, muốn phát triển nhà ở xã hội thì phải có đất sạch, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và có kết nối đồng bộ hạ tầng tại khu vực có đủ tiện ích cũng như cơ hội việc làm cho người dân. Quỹ đất nhà ở xã hội hiện tại chủ yếu là "quỹ đất 20%" trong các dự án nhà ở thương mại mà trong nhiều trường hợp, quỹ đất này chỉ nằm trên giấy.
Vấn đề thứ 2 là thể chế, chính sách. Thủ tục pháp lý đầu tư nhà ở xã hội hiện nay phức tạp, rối rắm hơn cả nhà ở thương mại.
Vấn đề bức thiết thứ 3 là nguồn vốn vay ưu đãi. Việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội là quá chậm.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu, cho rằng trước một loạt các khó khăn hiện hữu, để thực hiện được mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội thì nguồn vốn để tài trợ cho dự án này phải là nguồn vốn dài hạn, trong khi hiện nay, phần lớn nguồn vốn huy động của ngân hàng là vốn ngắn hạn. Vì vậy, vấn đề đầu tiên của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam là phải có nguồn vốn dài hạn.
Nhiều chuyên gia đề xuất các ngân hàng phải thay đổi phương pháp trả nợ, phải có phương pháp trả nợ như ở các nước tiên tiến là trả nợ trong thời gian dài hạn, lãi suất cố định. Chính phủ phải có chương trình ưu đãi, như cách đây hơn 10 năm có gói tín dụng 30.000 tỷ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao cho các ngân hàng cho vay với lãi suất 5%, các ngân hàng vay lại của NHNN 3%, được hưởng chênh lệch 2%.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định quy định về rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do nhà nước quản lý và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt tại thành phố.
Luật Nhà ở năm 2023 quy định không được mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc triển khai các công tác liên quan cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố còn rất chậm, nguyên nhân đến từ công tác lập quy hoạch.
Thành phố Hà Nội tiếp tục có thêm một dự án nhà ở xã hội, được khởi công sáng nay trên khu đất ký hiệu N01-khu đô thị Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, do Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) cùng liên danh các nhà thầu triển khai.
UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận qyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 cho các cán bộ công chức quận phường trực tiếp tham gia vào công tác quản lý đất đai.
Sáng nay (5/12), liên danh Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), Công ty cổ phần Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội, Công ty cổ phần Kinh doanh và phát triển nhà DAC Hà Nội khởi công dự án nhà ở xã hội tại khu đô thị Hạ Đình trên địa bàn xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.
0