Đê điều Hà Nội chịu áp lực lớn sau bão số 3
Bão số 3 gây mưa lớn khiến mực nước nhiều con sông trên địa bàn thành phố đạt mức lịch sử, đã gây áp lực rất lớn lên hệ thống đê kè của Hà Nội.
Ngày 10/9, đã xảy ra sạt trượt mái đê hạ lưu hữu Đà tại địa bàn thôn Tòng Lệnh 1, xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, với độ dài khoảng 20 m. Sự cố đã được phát hiện, tập trung xử lý kịp thời, theo phương châm "4 tại chỗ".
Ông Nguyễn Ngọc Minh, Chủ tịch UBND xã Tòng Bạt, cho biết: “Chúng tôi đã huy động lực lượng dân quân, công an và nhân dân sử dụng 100 khối cát để xử lý. Chúng tôi cũng mua trên 600 m bạt để che không cho nước ngấm xuống chỗ bị sạt lở”.
Thành phố Hà Nội có hơn 37 km đê hữu Hồng là đê cấp đặc biệt; hơn 249 km đê cấp 1 là các tuyến đê tả Hồng, hữu Hồng, tả Đuống, hữu Đuống, tả Đáy và đê Vân Cốc; 45 km đê cấp 2 là đê hữu Đà, tả Đáy, đê La Thạch, đê Ngọc Tảo; 72 km đê cấp 3; 160 km đê cấp 4 và hệ thống đê bối, đê bao trên hệ thống các sông sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Tích, sông Đáy.
Bão số 3 gây mưa lớn và xả lũ thuỷ điện từ thượng nguồn khiến mực nước sông Hồng chỉ còn 13cm là lên tới báo động 3, mức cao nhất từ năm 2003 đến nay. Sông Cầu, sông Cà Lồ vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1971, vượt báo động 3 là 2,02 m. Sông Tích, sông Bùi cao hơn báo động 3 là 80 cm, trong khi đỉnh lũ lịch sử năm 2018 cao hơn có 29 cm. Điều này đã gây ra sự cố tại một số vị trí, song đã được phát hiện, ứng phó kịp thời.
Ông Lê Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, cho hay: “Chính vì có hộ đê nên sẽ đảm bảo an toàn, còn nếu như không có sẽ rất phức tạp”.
Riêng một số tuyến đê vùng hữu Bùi, hữu Tích đã bị tràn do lũ quá lớn, gây ngập lụt nghiêm trọng nhiều ngày tại một số xã trên địa bàn huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức. Sông Nhuệ đã tràn bờ gây ngập lụt tại một số địa điểm tại Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì.
Ông Đinh Hồng Võ, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú, huyện Mỹ Đức, cho biết: “Tại xã An Phú, hiện nay đê ngoài vùng 700 trên 11,7 km và nước đã tràn vào bốn vùng là Đồng Chiêm, Nam Hưng, Quán Mai, Thanh Hà. Về diện tích thủy sản, cơ bản đã mất trắng ở ngoài vùng”.
Để nâng cao năng lực chống lũ của hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố, trong thời gian tới, việc đầu tư, nâng cấp cần theo hướng đồng bộ, hoàn chỉnh, mở rộng mặt đê kết hợp giao thông tại các tuyến đê xung yếu. Riêng đối với địa bàn nằm trong vùng phân chậm lũ trước đây, cần có các giải pháp khắc phục mang tính tổng thể, lâu dài, bền vững thích ứng với các diễn biến ngày càng bất thường của thời tiết.
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0