Để doanh nghiệp tư nhân trở thành đầu tàu, dẫn dắt
Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", một trong những giải pháp được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra là: đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập; tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu. Theo đó, doanh nghiệp tư nhân được mở rộng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia. Từ đây, các doanh nghiệp lớn mạnh quay trở lại hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng đỡ thành phần kinh tế hộ, kinh tế hợp tác.
Thực tế, tại Việt Nam đã có 12 tập đoàn tư nhân lớn với tổng tài sản 70 tỷ USD. Tuy nhiên, để vươn lên đủ tầm thành những doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế, họ vẫn cần những quy định pháp lý thuận lợi, cần cơ chế chính sách để họ có thể tiếp tục lớn lên.
Trong danh sách tỷ phú thế giới được Tạp chí Forbes bình luận, Việt Nam có 6 tỷ phú USD. Còn danh sách doanh nghiệp tư nhân lớn mà Thủ tướng gặp mặt sau Hội nghị Trung ương 10, con số này là 12.
12 doanh nghiệp tư nhân, với tổng tài sản 70 tỷ USD. So sánh với gần 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam bắt đầu hình thành.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chia sẻ: “Tôi rất vui và phấn khởi bởi hiện Đảng, Chính phủ rất quan tâm đến các doanh nghiệp tư nhân và đang tìm cách tháo gỡ cho họ. Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân đóng góp 28% GDP, còn thành phần kinh tế không phải Nhà nước đóng góp 40%".
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra nguyên nhân tại sao doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam chưa đủ điều kiện thành doanh nghiệp dẫn dắt. Họ vẫn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận các nguồn lực như tín dụng, đất đai, nhân lực. Hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập, chồng chéo, môi trường kinh doanh còn nhiều trở ngại, thủ tục hành chính phức tạp, tốn thời gian, chi phí và tiềm ẩn rủi ro. Cản trở này khiến nhiều doanh nghiệp không mong Nhà nước cho tiền, mà cho họ cơ chế.
Tổng Bí thư nêu giải pháp: doanh nghiệp tư nhân sẽ được mở rộng cơ hội tham gia các dự án quan trọng quốc gia, cùng tham gia với Nhà nước trong một số ngành công nghiệp chiến lược và một số lĩnh vực đặc biệt, nâng cao năng lực nghiên cứu và đổi mới công nghệ.
Nhà nước có cơ chế chính sách giao đặt hàng khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào một số dự án trọng điểm như xây dựng đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, công nghiệp quốc phòng, an ninh. Khi đủ lớn, doanh nghiệp tư nhân có thể đóng góp trở lại hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời nâng đỡ thành phần kinh tế hộ, kinh tế hợp tác lớn theo.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup nêu đề nghị: “Chính phủ cần có các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có đủ điều kiện ban đầu tham gia vào chuỗi công nghiệp và phụ trợ. Hiện VinFast đang có tỷ lệ nội địa hóa trên 50%, phấn đấu hết năm 2026, tỷ lệ nội địa hóa đạt tối thiểu 80%. Như vậy có cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ họ làm linh kiện phụ trợ. Ngoài ra chúng tôi cũng sẵn sàng cam kết bao tiêu một phần hoặc toàn bộ linh kiện đó”.
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp 51% GDP, hơn 30% ngân sách Nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Tổng Bí thư mong muốn, lực lượng này cần phấn đấu trở thành lực lượng chủ lực, đi đầu ứng dụng công nghệ và đổi mới, sáng tạo, để đạt mục tiêu đóng góp khoảng 70% GDP vào năm 2030.
Cởi bỏ những thủ tục, ràng buộc hiện tại, Việt Nam sẽ có những doanh nghiệp tư nhân làm sếu đầu đàn, dẫn dắt ngành công nghiệp của đất nước hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng quốc tế; cùng cả nước xây dựng nên một Việt Nam năng động, độc lập, tự chủ, tự cường và phát triển thịnh vượng.


Xanh hóa đang là yêu cầu bắt buộc của xuất khẩu. Bên cạnh sản phẩm xanh, vận tải hay còn gọi logistics cũng phải xanh.
Hơn bao giờ hết, vấn đề thương mại quốc tế trở nên đầy kịch tính khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở lại chính trường. Ông nhanh chóng ban hành hàng loạt sắc lệnh quan trọng có ảnh hưởng sâu rộng, nhờ sự hậu thuẫn của cử tri cộng thêm kinh nghiệm tích lũy từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Những quyết định liên quan đến thuế đối ứng không những gây sốc, gây biến động thị trường Mỹ mà còn tạo ra các phản ứng khác nhau từ các đối tác thương mại của Hoa Kỳ.
Giá vàng thế giới tăng mạnh trở lại sau khi vàng giảm hơn 3% vào phiên trước đó. Trong nước, giá vàng cũng tăng.
Các khu công nghiệp (KCN) mới ra đời đều đi theo mô hình KCN sinh thái, tuần hoàn, thông minh… với mục tiêu là hướng đến tiêu chuẩn ESG. Vậy với các KCN đã có tuổi đời hàng chục năm, hạ tầng cũ kỹ gần hết khấu hao, đâu là thách thức và hướng đi phù hợp?
Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 17/4, ROX Key đã thông qua chiến lược tăng trưởng đầy tham vọng, lấy dữ liệu làm động lực đột phá doanh thu trong giai đoạn 2025-2027.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét miễn một số loại thuế cao đối với các nhà sản xuất ô tô.
0