Để học sinh thêm yêu Tết cổ truyền, văn hóa Việt

Trực tiếp tham gia gói những chiếc bánh chưng nhỏ xinh hay viết mực tàu trên giấy đỏ là các hoạt động mà nhiều trường học đưa vào trong chương trình ngoại khóa nhân dịp Tết đến xuân về để các em học sinh có thể hiểu thêm về các nét văn hóa Tết cổ truyền dân tộc.

Giáo dục cho trẻ nhỏ về Tết cổ truyền, việc làm này không chỉ giáo dục cho trẻ em nét đẹp truyền thống mà còn tăng thêm tính trải nghiệm cho các em về tết cổ truyền của dân tộc ta, là cơ hội để gắn kết giữa phụ huynh và học sinh, giữa gia đình và nhà trường.

Lá dong, gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn… được tham gia vào các công đoạn chuẩn bị, gói bánh chưng dưới sự trợ giúp của ông bà, bố mẹ và cô giáo, các em bé tại trường mầm non sao mai (quận Ba Đình) đều tỏ ra vô cùng thích thú và hứng khởi.

Chị Lương Thị Bích Liên - Phụ huynh học sinh chia sẻ, hoạt động đã tạo hứng thú cho các con nhỏ cũng như phụ huynh chúng tôi. Qua hoạt động này, các con rất hào hứng và được biết thêm về phong tục của người dân Việt Nam dịp Tết Nguyên đán, với các hoạt động như gói bánh chưng, lễ hội áo dài...

Để học sinh thêm yêu Tết cổ truyền, văn hóa Việt

Trong nhiều năm qua, việc học tập gắn với các hoạt động trải nghiệm đã được các trường học chú trọng. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, rất nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa cho học sinh, thiếu nhi gắn với Tết cổ truyền được các nhà trường tổ chức.

Đồng thời, việc cùng con tham gia các hoạt động hướng về tết truyền thống cũng là dịp để phụ huynh hiểu hơn về vai trò của các hoạt động giáo dục trải nghiệm, từ đó phụ huynh cũng gắn kết với nhà trường hơn.

Bà Nguyễn Thanh Hương - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sao Mai, quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, nhà trường luôn có sự kết nối với các bậc cha mẹ học sinh nhằm có các mối quan hệ thân thiết giữa nhà trường với các bậc phụ huynh. Lễ hội gói bánh chưng ngày hôm nay cũng là một hoạt động nhằm mục đích như vậy, khi mà phụ huynh cùng các cô và các con được trải nghiệm gói bánh chưng sẽ giúp cho các con có được sự hiểu biết. Thông qua sự hướng dẫn trực quan từ bố mẹ và các cô, thì các con sẽ cảm thấy yêu quý hơn gia đình của mình và yêu thích đến trường hơn.

Phụ huynh tham gia vào hoạt động trải nghiệm cùng các con, thêm gắn kết mối quan hệ giữa Nhà trường và Phụ huyenh

Hòa chung không khí sôi nổi mỗi khi Tết đến, xuân về, trường tiểu học An Hòa (quận Cầu Giấy) cũng đã tổ chức phiên chợ Tết đậm chất xưa. Các tiểu cảnh, gian hàng đều trang trí theo phong cách cổ truyền, các em học sinh có cơ hội cảm nhận hương vị ngày Xuân, được rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, tư duy sáng tạo thông qua việc mua sắm mặt hàng mình yêu thích, được xem ông đồ viết thư pháp và xin chữ đầu năm.

Học sinh Trương Gia Linh - Lớp 4C Trường Tiểu học An Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội chi sẻ: "Con cảm thấy rất vui vì nhà trường mỗi năm một lần đã tổ chức cho bọn con có thể hiểu được rằng, trong hội chợ sẽ được mua những gì và sẽ diễn ra như thế nào."

Thông qua hoạt động hội chợ xuân, nhà trường cũng lồng ghép “văn hóa chào hỏi”, một trong những nội dung của Quy tắc ứng xử nơi công cộng do TP Hà Nội ban hành nhằm giáo dục nếp sống văn minh, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong học đường cũng như nơi công cộng cho các em.

Thông qua hội chợ, nhà trường cũng lồng ghép “văn hóa chào hỏi” để các bạn nhỏ rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công cộng.

Bà Nguyễn Công Thị Thu Huyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, qua hội chợ các con sẽ rèn dược kỹ năng sống, sự gắn bó. Các con có thể đến trải nghiệm cũng như rèn nết chào hỏi.

Một mùa xuân mới đang về, việc đa dạng hóa các hình thức, nội dung giáo dục về chủ đề Tết Việt đã và đang được các trường học triển khai một cách phù hợp, linh hoạt.

Những chuyên đề giáo dục đó giúp thế hệ trẻ hôm nay thêm trân trọng Tết, thấy được giá trị của truyền thống để từ đó có ý thức gìn giữ, phát huy tốt hơn những giá trị tốt đẹp trong Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.