Để kinh tế Việt Nam tăng trưởng đạt trên 6% năm 2024

Sau một năm chững lại do những ảnh hưởng từ những bất ổn của tình hình thế giới, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 được các tổ chức quốc tế dự báo khá lạc quan, tăng trưởng GDP sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5-6,5%. Để có thể đạt được mức tăng trưởng dự báo này, các tổ chức quốc tế khuyến nghị Việt Nam cần chú trọng vào bốn nhóm giải pháp.

Theo chuyên gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) – khu vực Nam Á và Đông Nam Á, sự phục hồi bền vững trong lĩnh vực sản xuất vẫn là động lực chính thúc đẩy kinh tế của Việt Nam.

Ông Alexander Böhmer - Trưởng ban Hợp tác và Quan hệ toàn cầu, Khu vực Nam Á và Đông Nam Á, OECD cho biết: "Những khó khăn trong ngành xuất khẩu được dự báo sẽ giảm bớt vào năm 2024 khi kinh tế Mỹ và EU đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi. Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt, các chính sách của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực tăng tiêu dùng nội địa cũng sẽ góp phần duy trì tăng trưởng trong những tháng tới. Đáng chú ý là chính sách giảm 2% thuế GTGT để kích cầu và chính sách gia hạn thị thực điện tử để thúc đẩy ngành du lịch vừa được Quốc hội thông qua."

Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), chính sách tài khóa là yếu tố quan trọng nhất giúp hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế cho đến thời điểm hiện nay. Và các nhà chức trách đang rất kỳ vọng vào việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Ông Andrea Coppola - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho biết thêm: "Việc giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả sẽ là yếu tố đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Do đó để thúc đẩy nền kinh tế trong ngắn hạn, điều cần tiếp tục làm là đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên trong dài hạn, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần lưu ý đến việc giải ngân vốn đầu tư công hướng đến chất lượng và tập trung vào những dự án có tính tác động lớn hơn."

Hướng kinh tế Việt Nam tăng trưởng đạt trên 6% năm 2024

Bà Michele Wee - Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam chia sẻ: “Một động lực tăng trưởng rất lớn cho Việt Nam đó là thúc đẩy đầu tư công. Chúng tôi có chung quan điểm này với Ngân hàng thế giới. Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu trong nước, từ đó hỗ trợ đà tăng trưởng GDP trong ngắn hạn. Đồng thời cũng giúp đảm bảo các khoản đầu tư vào nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng xanh và bền vững, đó là những yếu tố đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế trong dài hạn.”

Trước bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo vẫn trong giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, trong đó nhấn mạnh bốn nhóm giải pháp lớn bao gồm: đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo phát triển; tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lực; thu hút đầu tư, nhất là đầu tư FDI.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng thế giới ngày 26/7 tiếp đà giảm, giao dịch quanh mức 2.375 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC đứng yên, vàng nhẫn SJC tiếp tục giảm.

Theo báo cáo của KPMG International Limited, tổng cộng 2.155 thương vụ vốn đầu tư mạo hiểm trị giá 17,4 tỷ USD đã được hoàn tất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong quý 2 năm 2024.

Tỷ phú Elon Musk, Giám đốc điều hành (CEO) của Tesla, cho biết ông sẽ thảo luận với ban quản trị của công ty xe điện này về việc đầu tư 5 tỷ USD vào công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo xAI, làm dấy lên lo ngại về xung đột lợi ích.

Chiều ngày (26/7), đã có thêm nhiều doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý 2. Đáng chú ý Masan báo lãi trước thuế gấp 2,6 lần cùng kỳ, Sabeco ghi nhận lãi trước thuế tăng 7%, trong khi Viglacera lãi giảm 71%.

Các nhà đầu tư phố Wall đã phản ứng thận trọng dù dữ liệu tăng trưởng GDP quý 2 tăng mạnh hơn dự báo tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao về triển vọng đầu tư FDI vào Việt Nam trong năm 2024 và những năm tới. Họ cho rằng Việt Nam cùng với Singapore, Indonesia sẽ là "tam giác vàng" khởi nghiệp của ASEAN.