Đề nghị công nhận 4 hiện vật là Bảo vật quốc gia

Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật.

Bộ hiện vật quý thời triều Nguyễn gồm: chuông Ngọ Môn; phù điêu bằng đá thời Minh Mạng; ngai hoàng đế Duy Tân; tượng rồng thời Thiệu Trị.

Các hiện vật này được lựa chọn dựa trên những tiêu chí để xác định hiện vật là Bảo vật quốc gia, như: tính độc bản, độc đáo; có giá trị đặc biệt đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước hoặc gắn với nhân vật lịch sử.

Chuông Ngọ Môn là tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của ngành điêu khắc, hội họa, kỹ nghệ đúc đồng thời Minh Mạng (1820 - 1841) nói riêng và Triều Nguyễn (1802 - 1945) nói chung. Đây là chiếc chuông duy nhất được đúc để đặt tại không gian cổng chính ở phía nam, cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Chuông được sử dụng trong tất cả nghi lễ cung đình, được coi là biểu tượng của vương triều phong kiến.

Ngai hoàng đế Duy Tân được triều đình đặc chế riêng cho ngài khi ông lên ngôi năm 7 tuổi. Kiểu thức, hoa văn trang trí trên ngai áp dụng kỹ thuật sơn, thếp vẽ vàng, chạm nổi hay chạm lộng, phần nào thể hiện sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật điêu khắc gỗ cũng như bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đương thời.

Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng là hiện vật bằng đá cẩm thạch duy nhất lưu lại dấu ấn của hoàng đế Minh Mạng, thể hiện thông qua bài thơ “Ngự chế” và bài “Minh” được khắc trên 2 mặt của phù điêu. Đây là một kiệt tác tiêu biểu, độc đáo, không chỉ thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá mà còn thể hiện trình độ, kỹ thuật điêu khắc gỗ của các nghệ nhân dưới thời Nguyễn.

Tượng rồng thời Thiệu Trị là bộ hiện vật bằng đồng có giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa; là đỉnh cao của sự tích hợp, mô phỏng hình dáng các chiếc “kim ấn bảo tỉ” được đúc dưới các triều từ Minh Mạng đến Thiệu Trị với kiểu thức "hình rồng quấn”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa tổ chức trưng bày “Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hoá”.

Ngoài Ô Quan Chưởng hiện còn khá vẹn nguyên, các cửa ô còn lại chỉ còn tên gọi, thay vào đó là những tuyến phố sôi động bán mua, tấp nập người xe. Thủ đô phát triển, ngày một hiện đại, không gian kiến trúc cửa ô rộng mở, vượt lên không gian 36 phố phường. Nhưng 5 cửa ô một thời sẽ mãi sâu đậm trong ký ức người Hà Nội.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò diễn ra cuộc trưng bày chuyên đề “Bàng ơi", mang đến nhiều cảm xúc cho công chúng.

Diễn ra trong 5 ngày từ 2-6/10, những hoạt động văn hóa nghệ thuật, không gian triển lãm trưng bày phong phú của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và bạn bè quốc tế tại Làng Pháp ngữ.

Chương trình “Đêm hội Áo dài 2024” đã mang đến những bộ sưu tập áo dài ấn tượng, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Hội chợ Làng nghề Việt lần thứ 20 và Hội thi sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2024 vừa diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Hội chợ 489 Hoàng Quốc Việt, quy tụ tinh hoa làng nghề của gần 100 đơn vị đến từ 31 tỉnh, thành phố.