Để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững

Giá nhà, đất đang bị đẩy cao phi lý, người có nhu cầu ở thực ngày càng khó tiếp cận. Đây là hệ lụy của tình trạng đầu cơ, thổi giá liên tiếp diễn ra trong thời gian dài vừa qua. Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển bền vững, Nhà nước cần có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả gắn với thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.

Sau hơn 2 tháng tạm dừng để rà soát, các huyện Thanh Oai và Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất trở lại. Chính quyền cũng siết chặt công tác tổ chức, ngăn cả báo chí tham dự. Các phiên đấu giá cũng bớt nóng bởi số người và cả số hồ sơ đều giảm khá nhiều. Nhưng giá thì vẫn ở mức rất cao.

Tại Hoài Đức, trong phiên đấu giá đất ngày 11/11, lô đất cao nhất được trả lên đến 103 triệu đồng/m²; lô thấp nhất là 85,3 triệu đồng/m². Còn tại huyện Thanh Oai, phiên đấu giá 25 lô đất tại xã Đỗ Động có 2 lô giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m²; lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m².

Quan sát của Đài Hà Nội cho thấy, đấu giá đất giờ gần như đã trở thành sân chơi của những người đấu giá chuyên nghiệp. Bởi ngay khi có kết quả, dù giá cao hay thấp thì các thửa đất đều được rao bán chênh từ vài trăm triệu đến gần 1 tỷ đồng. Giao dịch thực tế chưa thể kiểm chứng nhưng cũng cho thấy sự thiếu minh bạch trong thông tin và quản lý giá trị đất đai. Người mua đang bị dẫn dắt vào ma trận giá và nhiều người đã mắc bẫy "fomo".

Đất nền được kích sóng, sốt theo những cuộc đấu giá. Chung cư cũng liên tục tăng phi mã dưới chiêu trò đồn thổi nguồn cung khan hiếm… Có thể thấy, một bộ phận đầu cơ, môi giới đang lợi dụng sự thiếu minh bạch về thông tin để gây nhiễu loạn thị trường. Thực trạng này được cả cơ quan quản lý và chuyên gia chỉ rõ, kèm theo đó là nhiều giải pháp để ngăn chặn.

Thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư bất động sản cần được cải cách mạnh mẽ cũng là những giải pháp được khuyến nghị. Bởi điều này sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản nhanh chóng triển khai các dự án, tăng nguồn cung nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ. Bên cạnh đó là vấn đề khơi thông nguồn vốn với cả người mua nhà và chủ đầu tư bất động sản.

Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực và đang đi vào cuộc sống. Các bộ, ngành cũng tiếp tục nghiên cứu bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn. Một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và đồng bộ sẽ giúp thị trường bất động sản lành mạnh và phát triển. Nguồn lực đất đai được giải phóng thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.

Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.

Với những trợ lực quan trọng từ yếu tố pháp lý, các chuyên gia nhận định, thị trường M&A bất động sản trong giai đoạn 2025 - 2026 dự kiến rất sôi động với sản phẩm đa dạng và chất lượng hơn.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.

Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.