Đề xuất áp thuế với đồ uống có đường

Tỷ lệ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng nhanh trong 10 năm qua, gánh nặng về sức khỏe cũng ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ thừa cân và béo phì cũng tăng nhanh chóng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi.

Điển hình, một trường hợp người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày một lon nước ngọt đã tăng cân rất nhanh. Khi số cân nặng đạt 109kg cũng là lúc anh cảm thấy mệt mỏi, nặng nề. Kết quả không chỉ bị béo phì, anh còn bị gan nhiễm mỡ độ hai và đường máu ở ngưỡng cảnh báo.

Liên tục tiếp nhận các ca béo phì, rối loạn chuyển hóa, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cảnh báo đái tháo đường tuýp hai đang ngày càng trẻ hóa.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương cảnh báo đái tháo đường tuýp hai đang ngày càng trẻ hóa.

Tại Việt Nam, tình trạng thừa cân, béo phì đang tăng lên rất nhanh chóng ở trẻ em, tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ có thể lên tới 40%. Con số này ở người trưởng thành là 20%, có địa phương lên tới gần 30%. Trong đó, nguyên nhân là sử dụng đồ uống có đường không hợp lý. Việc tăng hoặc giảm tiêu thụ đường tự do (bất kể lượng đường là bao nhiêu) liên quan thuận chiều với thay đổi cân nặng.

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia.

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ: "Cứ uống một lon nước ngọt mỗi ngày thì sau 1,5 năm, quần thể đó sẽ tăng 60% nguy cơ thừa cân, béo phì, việc ảnh hưởng trực tiếp từ đồ uống có đường".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, để góp phần xây dựng một Việt Nam an toàn và khỏe mạnh, một biện pháp y tế cần thực hiện trong thời gian tới là cần bắt đầu các biện pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường.

Ngoài áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ Y tế có Công văn số 2197 yêu cầu chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Một bé trai 3 tuổi nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, co giật, các bác sĩ kết luận trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Hiện tình trạng cháu bé nguy kịch, tiên lượng xấu.

Sáng ngày 25/4, Bệnh viện Bạch Mai chính thức khai trương đơn vị đào tạo giả lập ECMO nhằm hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Đây cũng là bước tiến mới trong đào tạo mô phỏng của Bệnh viện Bạch Mai, xứng đáng là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 2 tháng tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ, bị ho gà với diễn biến nặng.

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi các bệnh viện về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Liên tục từ đầu năm đến nay, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh sốt rét đều có tiền sử trở về từ các quốc gia châu Phi. Điều này cho thấy nguy cơ sốt rét quay trở lại Việt Nam vẫn hiện hữu.