Đề xuất bắt buộc xe hợp đồng phải vào bến đón khách

Cục Đường bộ Việt Nam đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đưa ra nhiều đề xuất nhằm chặn tình trạng xe hợp đồng trá hình ngang nhiên chạy bát nháo khắp các ngõ ngách tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, tại các đô thị loại 1 và loại đặc biệt, xe hợp đồng chở công nhân, chuyên gia được đón trả khách theo địa điểm ghi trong hợp đồng.

Với hợp đồng cá nhân, xe hợp đồng đang chạy trá hình tuyến cố định, sẽ thực hiện đón, trả khách tại bến xe hoặc địa điểm do UBND cấp tỉnh công bố.

Bên cạnh đó, việc bổ sung sửa đổi Nghị định 10 lần này cũng sẽ lượng hóa cụ thể để thuận tiện cho việc xử lý vi phạm bằng quy định: Xe hợp đồng, xe du lịch không được đón trả khách thường xuyên từ 3 ngày liên tiếp trở lên hoặc từ 10 ngày trở lên trong 1 tháng tại trụ sở chính, văn phòng đại diện.

Đề xuất bắt buộc xe hợp đồng phải vào bến đón khách

Theo thống kê của Cục Đường bộ Việt Nam, cả nước hiện có khoảng gần 400.000 xe kinh doanh vận tải khách.

Trong đó, tuyến cố định 17.000 xe và xe hợp đồng chiếm số lượng áp đảo với khoảng 220.000 xe.

Có khoảng 1/4 trong số này, tương đương khoảng 60.000 xe hợp đồng hoạt động trá hình tuyến cố định.

Giữa tháng 11, Bộ Giao thông vận tải công bố kế hoạch tổng kiểm tra công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Sở Giao thông vận tải tất cả tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các đoàn sẽ kiểm tra hoạt động quản lý xe ô tô kinh doanh của Sở Giao thông vận tải các địa phương trong thời kỳ từ ngày tháng 1/2022 tới thời điểm kiểm tra. Các đoàn hoàn thành việc kiểm tra trước ngày 20/1/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho biết đã có tổng hợp thiệt hại ban đầu trong bão số 3.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai công tác phòng chống sự cố, thiên tai, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, sẵn sàng cho mọi tình huống.

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.