Đề xuất cơ chế đặc thù cho Khu CNC Hòa Lạc

Việc bàn giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho thành phố Hà Nội quản lý và đề xuất có cơ chế đặc thù trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là tiền đề quan trọng để đơn vị này bứt phá, trở thành hạt nhân của thành phố phía Tây Thủ đô trong tương lai.

Dù được xác định là khu công nghệ cao, nhưng Hòa Lạc chưa có nhiều vượt trội so với các khu công nghiệp thông thường khác, trong khi các dự án đầu tư tại đây phải đáp ứng tiêu chí về công nghệ, sản phẩm và trải qua quá trình thẩm định mất nhiều thời gian.

Để hiện thực hóa mục tiêu thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghệ cao thành phố Hà Nội trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đầu tư, tài chính ngân sách, tài nguyên môi trường, việc làm. Sau các lần tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo này đã nhận được sự ủng hộ của đại biểu Quốc hội.

Nơi đây đang là trụ sở của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn như Viettel, FPT, Vingroup...

Một nguồn lực khoa học công nghệ lớn mà khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ tận dụng trong tương lai là hệ thống 124 trường đại học, 113 viện nghiên cứu, 14/17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đóng tại Hà Nội.

Tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc ) đang được thành phố nghiên cứu đầu tư, để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc trở thành trung tâm đổi mới, sáng tạo hàng đầu của cả nước và khu vực trong năm 2030.

Qua 26 năm phát triển, khu công nghệ cao Hoà Lạc đã thu hút 111 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 111.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc nên hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm nay, tuyến Hà Nội - TP.HCM tiếp tục duy trì vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng những đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới, với 10,63 triệu ghế cung ứng.

Theo kế hoạch, dự án mở rộng đường Tam Trinh trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, sẽ hoàn thành vào tháng 2/2026. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khiến dự án khó về đích đúng hẹn.

Nhằm giải quyết tình trạng lưu lượng giao thông cao qua nút Cát Linh – Giảng Võ – Giang Văn Minh trong giờ cao điểm, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường An Trạch, quận Đống Đa.

Sau hơn một năm thi công, dự án nâng cấp, cải tạo đường đê sông Hồng, đoạn qua huyện Thường Tín cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác. Tuy nhiên, bất cập từ đây cũng nảy sinh bởi mặt đường được nâng cao nhưng lại không có thiết kế, vuốt nối đồng bộ với nhiều dốc lên xuống khu dân cư.

Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, trong giai đoạn từ nay đến 2026, Hà Nội sẽ triển khai dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển với tổng mức đầu tư dự kiến gần 5.500 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang tiến hành chỉnh trang, duy tu cải tạo khoảng 130 tuyến phố, trong đó khu vực nội thành có 80 tuyến phố, còn lại là các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ; tổng kinh phí khoảng 680 tỷ đồng; kéo dài từ nay đến cuối năm.