Đề xuất dùng flycam kiểm tra cây xanh ở TP. HCM
Flycam sẽ hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá tình trạng cây. Đối với các loại cây như sao đen, dầu công ty sẽ thí điểm neo cáp các nhánh cây kích thước lớn vào thân. Đồng thời, thuê loại xe có máy móc cao 40m để cắt các cành nhánh có dấu hiệu khiếm khuyết tại công viên và trên các tuyến phố.
Ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng phòng kĩ thuật, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP. HCM cho biết: "Trước mắt, công ty sẽ hợp đồng với những xe thang từ 35-40m để triển khai kiểm tra và xử lý những cành nhánh nguy hiểm. Tăng cường lực lượng lao động, thành lập các tổ liên quân để phối hợp xử lý, sẽ thực hiện thí điểm neo những cành nhánh có nguy cơ và tập trung sinh hoạt của người dân đông tại các công viên để hạn chế rủi ro".
Về lâu dài, đơn vị này sẽ thành lập tổ đánh giá rủi ro về công viên cây xanh để kiểm tra đánh giá, liên hệ với vườn quốc gia Singapore để mở lớp đào tạo đánh giá rủi ro về cây xanh đô thị, xây dựng lại quy trình xử lý những rủi ro về cây cổ thụ.
Theo các chuyên gia về quy hoạch đô thị - giao thông, việc dùng flycam để kiểm tra tình trạng cây xanh là phương án sáng tạo, tuy nhiên TP.HCM cần có hướng đi bài bản, trong đó có xây dựng dữ liệu số về cây xanh.
PGS.TS Ngô Khánh Hiếu, Trường Đại học Bách khoa TP. HCM cho hay: "Rất tán thành việc dùng flycam hoặc thiết bị bay không người lái để giám sát hoặc phát hiện sớm các vấn đề đối với cây xanh. Tuy nhiên, chúng ta thay vì đánh số từng cây hiện nay thì chúng ta lập bản đồ số và có dữ liệu số cho cây đó xuyên suốt vòng đời của nó và như vậy chúng ta sẽ hình dung được lộ trình tăng trưởng. Trong bài toán phát triển bền vững cho đô thị, chúng ta nên nghĩ đến chuyện số hóa cây xanh chứ không phải chuyện chúng ta đang làm là về con người".
Một tháng trở lại đây, TP. HCM liên tục xảy ra sự cố liên quan tới cây xanh. Mới đây nhất, ngày 9/8, nhánh cây 25m tại công viên Tao Đàn bị tét rơi trúng khiến 2 người chết, 3 người bị thương. Trước đó, cây xanh cao gần 15m trên đường Lý Chính Thắng, Quận 3 bật gốc đè trúng nam thanh niên đang lái xe máy.
Tháng 6 năm nay, khoảng 650 cây xanh được đánh giá là mất an toàn ở TP. HCM đã được thay thế. Việc áp dụng các phương án quản lý cây xanh vẫn cần phải được TP. HCM ưu tiên cao, hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
0