Đề xuất người bệnh nặng được vượt tuyến không cần chuyển viện

Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đang được Bộ Y tế xây dựng, dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua, Bộ đề xuất người bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, bệnh nặng có thể đến thẳng cơ sở y tế có chuyên môn để được khám chữa bệnh mà không cần chuyển tuyến.

Thực tế hiện nay, với người bệnh nan y, tuyến y tế xã và huyện không thể điều trị nhưng người bệnh vẫn phải làm theo thủ tục, đến các cơ sở y tế để làm giấy tờ chuyển tuyến mới được hưởng bảo hiểm y tế. Điều này gây phiền hà, thậm chí nhiều người bệnh không đủ kiên nhẫn, thời gian chờ đợi mà phải bỏ tiền túi khám dịch vụ, mất đi quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế (BHYT).

Bà Thư ở xã Cổ Bi chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm, Hà Nội, để chữa những bệnh thông thường, hưởng BHYT cao nhất 80%. Điều bà Thư mong muốn là nếu mắc bệnh nặng mà phải vượt tuyến chữa bệnh thì vẫn được hưởng BHYT 80%.

Bệnh nhân Trần Thị Thư cho biết: "Tôi mong muốn tôi cũng như người dân, khi mắc bệnh hiểm nghèo, được chuyển thẳng tuyến trên không cần giấy chuyển viện tuyến dưới để đỡ các thủ tục khó khăn như hiện nay và được điều trị kịp thời".

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mong muốn được giảm các thủ tục, vượt tuyến điều trị chuyên khoa kịp thời.

Bác sĩ CKII Vũ Quang Hiển, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm, cho rằng: "Đối với nhóm bệnh nặng hiểm nghèo như ung thư hay bệnh hiếm, Luật BHYT nên sửa đổi để người bệnh được vượt tuyến điều trị chuyên khoa kịp thời".

Bệnh nhânNguyễn Thị H., 55 tuổi, ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, đang điều trị ung thu di căn não đa ổ tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu của Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân đã vượt tuyến điều trị nên chỉ được Bảo hiểm Y tế chi trả 32%. 10 ngày nhập viện, bệnh nhân đã phải nộp 12 triệu đồng. Nếu điều trị lâu dài, số tiền chi trả thêm sẽ không hề nhỏ.

Bệnh nhân Nguyễn Thị H cho hay: "Tôi bị bệnh ung thư nên đã mất hai tuần nằm viện tuyến dưới, thủ tục chuyển tuyến rất khó khăn, lâu, nên tôi vượt tuyến lên tuyến trung ương. Mong nhà nước quan tâm để người tham gia BHYT được thuận lợi nhất".

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ được trình Quốc tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 tới đây. Trong dự thảo Luật, Bộ Y tế đề xuất đối với nhóm người bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, bệnh nặng có thể đến thẳng cơ sở y tế có chuyên môn để được khám chữa bệnh mà không cần chuyển tuyến

Thạc sĩ Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, cho biết hiện thủ tục chuyển tuyến vẫn còn nhiều bất cập gây phiền hà cho người tham gia BHYT. Vì vậy, trong dự thảo lần này, Bộ Y tế đã có những đề xuất nhằm giảm các thủ tục, đảm bảo quyền lợi của người dân.

Quy định bệnh nhân mắc bệnh nặng có thể đến thẳng cơ sở y tế có chuyên môn để được khám chữa bệnh mà không cần chuyển tuyến vừa thuận tiện cho người dân, vừa tránh phát sinh khám chữa bệnh trùng lặp hai lần, tức là vừa khám ở tuyến dưới, đồng thời khám lại ở tuyến trên khi chuyển viện.

Tuy nhiên, danh mục bệnh được vượt tuyến sẽ được nghiên cứu cụ thể, phải là những bệnh thực sự chỉ tuyến trên mới có thể điều trị được, đảm bảo không xảy ra tình trạng quá tải cho tuyến cuối.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã bảo đảm phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở y tế và người dân trên địa bàn sử dụng sổ sức khỏe điện tử.

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 612 ca mắc sốt xuất huyết và 10 ca sởi. Đây là số ca bệnh ghi nhận trong một tuần cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Luật Bảo hiểm Y tế có hiệu lực cách đây 15 năm, nhiều quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn, làm nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập đối với cả cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh.

Trong bối cảnh xã hội ngày càng già hóa, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đang trở thành một vấn đề cấp thiết, được cả xã hội quan tâm. Trong các bộ môn rèn luyện thể lực cho người cao tuổi thì Yoga không chỉ giúp cải thiện sức khỏe về thể chất mà còn mang lại lợi ích tích cực cho sức khỏe tinh thần.

Chiều 1/11, tại Bệnh viện Bạch Mai đã chính thức triển khai bệnh án điện tử ở tất cả các khoa, phòng ở bệnh viện.

Với thiết kế bắt mắt, hình thức quảng bá hấp dẫn khiến cho thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng dễ dẫn dắt thế hệ người sử dụng nicotin mới, đặc biệt là thanh thiếu niên và nữ giới.