Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ nạn nhân mua bán người

Chiều 7/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình Quốc hội dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

So với luật hiện hành, dự thảo luật sửa đổi bổ sung quy định về khái niệm “mua bán người”; sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ xác định nạn nhân nhằm tạo sự thống nhất trong quy định của pháp luật.

Dự thảo luật cũng bổ sung quy định về “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân” và quy định về chế độ hỗ trợ, bảo vệ đối với người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Quy định bổ sung về nâng cao chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân gồm: hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền ăn để trở về nơi cư trú; hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh; hỗ trợ để ổn định tâm lý; được trợ giúp pháp lý; khi trở về nơi cư trú được xem xét hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Gia Hân/ Thanh Niên.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật. Nội dung báo cáo cơ bản tán thành với dự thảo luật và cho rằng việc bổ sung khái niệm “mua bán người” là một trong những điểm mấu chốt của lần sửa đổi này, là cơ sở để xác định rõ “nạn nhân”, “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân”; định hình các chính sách phòng ngừa, biện pháp, công cụ đấu tranh, xử lý phù hợp.

Đề nghị quy định ưu tiên bố trí ngân sách cho những vùng có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng, phức tạp. Đồng thời, rà soát để bảo đảm không chồng chéo với ba chương trình mục tiêu quốc gia.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Báo Công Lý.

Về chính sách “Bảo vệ và hỗ trợ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”, đề nghị quy định mang tính nguyên tắc, những nội dung cơ bản của chính sách; đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục.

Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị cân nhắc bổ sung quy định đồn biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xác minh nạn nhân tự đến trình báo vào dự thảo luật. Việc bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, phải được coi là một biện pháp bảo vệ và phải được quy định cụ thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chuyến thăm Việt Nam lần này được người đứng đầu Điện Kremlin đánh giá mang tính biểu tượng cao, khi diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (16/6/1994 - 16/6/2024), đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành khoảng 3/4 chương trình đề ra với chất lượng và hiệu quả cao. Góp phần truyền tải kịp thời, sinh động và đa dạng các nội dung của Kỳ họp phải kể tới sự đóng góp rất tích cực của báo chí.

Thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ về tính khả thi của các biện pháp xử lý chuyển hướng được quy định tại Điều 36 của dự thảo Luật.

Sáng 21/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Sáng nay (21/6), với 91,99% tỷ lệ phiếu ủng hộ, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Tối qua, 20/6, các cựu sinh viên từng học tập tại Liên Xô và Liên bang Nga đã vinh dự được gặp mặt Tổng thống Putin trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của ông.